Thứ năm, 16/05/2024 | 15:42
RSS

Tiết lộ 6 bí mật về bệnh trĩ sau sinh cho chị em

Thứ sáu, 04/08/2023, 15:33 (GMT+7)

Bệnh trĩ khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Tìm hiểu các thông tin quan trọng về bệnh trĩ sau sinh để điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Tìm hiểu các thông tin quan trọng về bệnh trĩ sau sinh

1. Bệnh trĩ sau sinh khá phổ biến 

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch trực tràng - phần dưới cùng của ruột già bị sưng lên. Khi các mạch máu này sưng lên, người bệnh sẽ cảm thấy một cục mềm bên trong trực tràng hoặc xung quanh hậu môn. 
 
Búi trĩ có thể nhỏ bằng hạt đậu hoặc lớn bằng quả nho. Búi trĩ thường gây ngứa ngáy, đau, chảy máu. 
 
Bệnh trĩ thường gặp trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh. Trong một nghiên cứu trên 280 phụ nữ đã sinh con, thì tỷ lệ mắc bệnh trĩ là 43%. Nhiều người trong số những phụ nữ này gặp các tình trạng liên quan như táo bón khi mang thai và rặn hơn 20 phút trong khi sinh.
 
Bệnh trĩ sau sinh khá phổ biến

2. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh 

Quá trình mang thai và sau sinh dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ do những nguyên nhân sau đây: 
 
• Tử cung đang phát triển gây áp lực lên một tĩnh mạch lớn gọi là tĩnh mạch chủ dưới mang máu từ chân ngược trở lại tim. Áp lực đó làm chậm lưu lượng máu từ nửa dưới của cơ thể. Áp lực từ máu chảy chậm đè lên các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và khiến chúng sưng lên.
• Sự gia tăng hormone progesterone làm giãn thành tĩnh mạch, khiến chúng dễ sưng lên. 
• Progesterone cũng góp phần gây táo bón do làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn đã tiêu hóa qua đường tiêu hóa (dạ dày và ruột). Khi phân di chuyển chậm hơn, nhiều nước được hấp thu, khiến phân cứng hơn. Táo bón có thể gây ra bệnh trĩ hoặc làm cho bệnh nặng hơn, vì khi cố gắng rặn, búi trĩ sẽ sưng lên nhiều hơn. 
• Việc rặn đẻ khi sinh thường cũng góp phần gây ra bệnh trĩ sau sinh. 
 
Táo bón và việc rặn đẻ khi sinh thường đều góp phần gây bệnh trĩ sau sinh

3. Triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ có nhiều loại gồm trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp (gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại). Các triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ sau sinh gồm: 
 
• Ngứa hậu môn
• Đau ở hậu môn
• Chảy máu khi đi tiêu 

4. Bệnh trĩ có thể không tự biến mất

Đôi khi bệnh trĩ sau sinh không biến mất. Nếu búi trĩ không tự co lại, bạn cần phải điều trị.

5. Điều trị bệnh trĩ cần kết hợp nhiều biện pháp

Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, đây cũng là căn bệnh dễ tái phát do chế độ ăn uống và sinh hoạt, nên cần kết hợp nhiều biện pháp để điều trị. 
 
Dùng thuốc giảm đau Tây y
 
Để giảm đau tạm thời, bạn có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen ngay cả khi đang cho con bú. Chỉ cần cẩn thận không dùng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Nếu mẹ sau sinh bị trĩ và đang cho con bú, thì nên tránh dùng aspirin vì loại thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ em. 
 
Dùng thuốc trĩ Đông y 
 
Đông y có nhiều bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả, nhờ cơ chế co búi trĩ, làm bền vững thành mạch, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. 
 
Ăn nhiều chất xơ
 
Ăn các thực phẩm giàu chất xơ giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón. Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả tươi, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám… 
 
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm bệnh trĩ
 
Uống nhiều nước
 
Nếu đang cho con bú, bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Uống một ly nước mỗi khi bạn cho bé bú. Uống đủ nước cũng là cách giúp tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa táo bón. 
 
Thuốc làm mềm phân
 
Dùng thuốc làm mềm phân để giảm đau khi đi vệ sinh. 
 
Đừng ngồi quá lâu
 
Ngồi trong thời gian dài làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Thay vào đó, hãy nằm xuống càng nhiều càng tốt, kể cả nằm cho con bú. 
 
Dùng gối hỗ trợ 
 
Có loại gối giúp giảm đau do bệnh trĩ, bạn có thể tham khảo sử dụng nếu phải ngồi thường xuyên. 
 
Tập một số bài tập 
 
Tập thể dục giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa táo bón. Sau khi sinh con, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng và vừa sức. 
 
Phụ nữ sau sinh nên tập bài tập Kegel. Bài tập này không chỉ giúp tăng cường cơ sàn chậu mà còn giúp co búi trĩ khá hiệu quả. 
 
Chườm lạnh
 
Một nghiên cứu trên 200 phụ nữ sau sinh cho thấy chườm túi đá vào hậu môn giúp giảm đau búi trĩ và tăng cảm giác thoải mái.
 
Ngâm nước ấm
 
Ngâm mình trong bồn tắm hoặc ngâm mông trong chậu nước ấm cũng giúp giảm đau và giảm sưng búi trĩ. 
 
Ngâm mông trong chậu nước ấm giúp giảm đau do bệnh trĩ

6. Thuốc Trĩ Đông y – giải pháp hiệu quả cho người bệnh trĩ 

Từ bài thuốc gồm các thảo dược quý như đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ, trần bì, cam thảo, sen, ý dĩ… sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén tiện dụng. 
 
Thuốc Trĩ Đông y dạng viên nén có tác dụng giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. 
 
Người bị trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài, trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại có thể sử dụng để điều trị cũng như dự phòng bệnh trĩ tái phát.
 
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO

Thuốc Trĩ Nhất Nhất

Tác dụng:
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. 
Chỉ định:
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát

 

Anh Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại