Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:51
RSS

Rước cả đống vi khuẩn vào người từ những vật dụng tưởng sạch sẽ vô hại trong nhà

Thứ năm, 27/07/2017, 10:53 (GMT+7)

Trong ngôi nhà của chúng ta, có rất nhiều vật dụng quen thuộc thường xuyên được sử dụng với vẻ ngoài sạch sẽ, an toàn nhưng thực chất lại là ổ vi khuẩn gây bệnh cho các thành viên trong gia đình.

Tủ lạnh

Tủ lạnh có chức năng bảo quản, lưu trữ thực phẩm song cũng cung cấp môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây hại sinh sôi phát triển. Để đảm bảo chất lượng thực phẩm và sức khỏe của các thành viên trong gia đình, không nên cất giữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh một thời gian dài và nhớ thường xuyên lau chùi, làm sạch tủ.

vi khuẩn gây hại 1

Tủ lạnh không vệ sinh thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển. Ảnh Internet

Điện thoại di động

Nhiệt độ ấm do thường xuyên hoạt động của smartphone là “cái nôi” tạo ra vi khuẩn. Thêm vào đó, điện thoại lại được người dùng luôn mang theo người dù ở phong ngủ, phòng bếp, phòng khách, đi làm, đi xe ô tô và thậm chí là cả vào nhà vệ sinh, tạo điều kiện để đủ loại vi khuẩn có hại bám vào.

Những loại vi khuẩn trên điện thoại di động có thể truyền từ tay người sang thức ăn rồi xâm nhập vao cở thể. Đặc biệt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da qua màn hình điện thoại mỗi lần người dùng thực hiện thao tác nghe gọi, có thể gây ra mụn nhọt.

Do đó, dù trông bề ngoài có vẻ sạch sẽ nhưng điện thoại di động cần được vệ sinh cẩn thận mỗi ngày. Tránh tuyệt đối việc vừa ăn vừa dùng điện thoại hoặc mang điện thoại vào nhà tắm, nhà vệ sinh để hạn chế vi khuẩn phát tán.

Máy xay sinh tố

Nếu không được rửa sạch sau khi sử dụng, đặc biệt là phần đáy gắn lưỡi dao, máy xay sinh tố sẽ vô tình trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh trong nhà.

Mút, lưới rửa bát

vi khuẩn 2

Mút rửa bát có thể chứa vô số vi khuẩn gây bệnh. Ảnh Internet

Thức ăn thừa và độ ẩm của mút, lưới rửa bát cũng là môi trường vô cùng thuận lợi để vi khuẩn trú ngụ. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định, mút rửa bát chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm như tụ cầu khuẩn, khuẩn Samonella, khuẩn Ecoli,… gây bệnh viêm màng não, viêm tủy xương, nhiễm trùng da, bệnh đường ruột,… Vì vậy, tốt nhất nên giặt rửa sạch sẽ mút rửa bát rồi để khô sau mỗi lần sử dụng. Khoảng 2 tuần 1 lần nên thay mút mới.

Nồi, xoong, chảo chống dính

Nồi, xoong, chảo chống dính là những vật dụng phòng bếp phổ có chứa axit perfluorooctanoic (PFOA). Nếu được sử dụng quá thường xuyên và không được làm sạch kỹ càng, chúng có thể gây ảnh hưởng gan, tuyến giáp và hệ miễn dịch nói chung ở cơ thể. Vì vậy, các gia đình nên chọn nồi, xoong, chảo chống dính bằng thủy tinh, gốm, sứ hoặc thép không rỉ,…

Thảm

Thảm lau chân cũng là đồ vật chứa vi khuẩn, thậm chí là rất nhiều vi khuẩn trong nhà do bàn chân, giày dép con người tha hàng tá vi khuẩn rồi lại lau vào thảm. Nếu tấm thảm đó không được vệ sinh thường xuyên, mỗi lần lau chân như thế vô tình lại khiến chân bẩn thêm, nhiều vi khuẩn thêm. Tốt nhất là nên giặt thảm và phơi năng thường xuyên, không nên để thảm hàng tuần, hàng tháng liền không vệ sinh.

Thớt

Trên bề mặt thớt ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, Salmonella và Campylobacter... Những loại vi khuẩn này đều có khả năng lây lan từ thớt sang thức ăn và gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, những tấm thớt cũ, nhiều rãnh cắt sâu càng có nguy cơ thức ăn bám dính nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi.

vi khuan 3

Dùng thớt cũ, dùng chung thớt cho thực phẩm chín và sống khiến cơ thể rước thêm vi khuẩn nguy hiểm. Ảnh Internet

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và cả nhà, cần vệ sinh thớt thường xuyên, không sử dụng chung thớt cho thực phẩm sống và chín. Đặc biệt, khi thấy thớt đã quá cũ, sần sùi, nhiều rãnh sâu nên thay thớt mới.

Rèm trong phòng tắm

Các gia đình sử dụng bồn tắm thường lắp thêm rèm trong phòng tắm. Trong thành phần của loại rèm này có phthalates - một nhóm hóa chất được sử dụng để làm mềm, tăng tính linh hoạt của nhựa và nhựa vinyl. Nếu không thường xuyên lau chùi rèm cho sạch sẽ, bạn có thể để vi khuẩn nấm mốc phát triển. Tốt nhất là rèm trong phòng tắm cần được thay mới 3 tháng/lần, tránh để rèm ẩm ướt lâu ngày.

Xuất hiện siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh ở Việt Nam

Tri Thu (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN