Thứ bảy, 18/05/2024 | 13:47
RSS

Những tác hại không ngờ của cao răng, vôi răng

Thứ ba, 26/09/2023, 15:41 (GMT+7)

Cao răng hay vôi răng có thể gây ra nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm. Do đó, để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng, cần tìm cách ngăn ngừa và loại bỏ cao răng ngay từ sớm.

Tìm hiểu những tác hại của cao răng, vôi răng

Cao răng là gì?

Cao răng hay vôi răng là mảng bám răng cứng lại, hình thành trên răng, cả trên và dưới đường viền nướu. 
 
Mảng bám chính là lớp màng trên bề mặt răng do nước bọt, thức ăn bám vào kẽ răng và vi khuẩn gây ra. Những mảng bám này rất khó loại bỏ vì khó tan trong nước, thường dính chặt trên răng. Nếu không được loại bỏ, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng hay vôi răng.
 
Cao răng chủ yếu chứa vi khuẩn chết đã được khoáng hóa, trộn với một lượng nhỏ protein khoáng hóa từ nước bọt. Cụ thể, cao răng bao gồm các khoáng chất sau:
 
• Canxi photphat
• Canxi cacbonat
• Magie photphat
 
Cao răng hay vôi răng là mảng bám răng cứng lại trên răng

Triệu chứng của cao răng

Cao răng rất dễ nhìn thấy trên bề mặt răng, đường viền nướu. Bạn có thể thấy một lớp phủ cứng, giống như lớp vỏ trên răng, lớp phủ này màu vàng, nâu hoặc đen. Nướu đỏ, sưng, thậm chí chảy máu.
 
Vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong đường viền nướu và cao răng sẽ gây hôi miệng. 

Nguyên nhân gây cao răng, vôi răng

Khi bạn không thường xuyên loại bỏ mảng bám trên răng, nó có thể biến thành cao răng. Vì vậy, cao răng là kết quả của việc lười đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách. 
 
Các yếu tố nguy cơ khác
 
Cao răng có thể hình thành nếu bạn uống nhiều nước ngọt, ăn các thực phẩm nhiều đường, thực phẩm nhiều bột, dính… 
 
Hút thuốc lá cũng khiến cho mảng bám và cao răng có màu nâu hoặc đen do các hóa chất trong thuốc lá. 
 
Đeo niềng răng gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dễ dẫn đến cao răng. 
 
Đeo niềng răng gây khó vệ sinh răng miệng, dễ hình thành cao răng

Những tác hại của cao răng, vôi răng

Nếu không làm sạch cao răng, bạn có thể phải đối mặt với các tình trạng sau: 
 
• Viêm nướu, bệnh nướu răng
• Nướu sưng đỏ, chảy máu
• Tụt nướu, lộ chân răng 
• Sâu răng
• Mất răng
• Răng vàng
• Hơi thở có mùi hôi
• Cao răng có màu, gây mất thẩm mỹ

Làm sao để làm sạch cao răng, vôi răng?

Không giống như mảng bám, bạn không thể loại bỏ cao răng hay vôi răng chỉ bằng cách đánh răng và làm sạch các kẽ răng bằng chỉ nha khoa. Chỉ có nha sĩ hoặc chuyên viên nha khoa mới có thể làm sạch cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng. 
 
Việc loại bỏ cao răng mà không cần đến nha sĩ nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng điều này thực sự có thể làm hỏng răng của bạn, và khiến bạn dễ bị sâu răng hơn. 
 
Tùy thuộc vào lượng cao răng, nha sĩ có thể sử dụng các dụng cụ đặc biệt để lấy cao răng và đưa ra một số chỉ dẫn để chăm sóc và điều trị các tình trạng răng miệng. 

Bao lâu thì nên đi lấy cao răng một lần?

Điều này phụ thuộc vào nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng của mỗi người, nhưng thông thường là 6 tháng một lần. 
 
Bạn có thể cần đi gặp nha sĩ thường xuyên hơn nếu mắc các vấn đề về răng miệng như sâu răng và bệnh nướu răng. 

Phòng ngừa cao răng bằng cách nào?

Để tránh các vấn đề như sâu răng và bệnh nướu răng, tốt nhất là bạn nên ngăn chặn cao răng hình thành ngay từ đầu. 
 
Muốn ngăn ngừa cao răng, cần chú ý vệ sinh răng miệng thật sạch: 
 
- Đánh răng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày 
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để chải kỹ các bề mặt và các kẽ răng 
- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride 
- Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch các kẽ răng 
- Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng để làm sạch tối ưu, bảo vệ răng miệng toàn diện và giúp hơi thở thơm tho hơn
- Tránh hút thuốc lá
- Đến gặp nha sĩ định kỳ để lấy cao răng và điều trị các vấn đề về răng miệng
 
Muốn ngăn ngừa cao răng, cần chú ý vệ sinh răng miệng thật sạch

Nước ngậm răng miệng thảo dược – trợ thủ đắc lực, bảo vệ răng miệng 

Có một số loại thảo dược như huyền sâm, cam thảo nam, lá lấu, xuyên tiêu… có tác dụng tốt với răng miệng. Kết hợp các loại thảo dược này, các chuyên gia nghiên cứu đã sản xuất thành công sản phẩm nước ngậm răng miệng thảo dược. 
 
Nước ngậm răng miệng thảo dược giúp hỗ trợ làm giảm mảng bám, cao răng, hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay… 
 
Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
 
Nước ngậm răng miệng thảo dược có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
 

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.

Công dụng:
Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại