Thứ ba, 14/05/2024 | 08:06
RSS

Giải mã bệnh nổi mề đay – nỗi ám ảnh của không ít người

Chủ nhật, 21/01/2024, 16:45 (GMT+7)

Nổi mề đay là hiện tượng xuất hiện những nốt ban đỏ, sưng tấy trên da, gây ngứa và khó chịu cho người bệnh. Cùng tìm hiểu chi tiết về nổi mề đay để có cách xử trí phù hợp.

Nổi mề đay là hiện tượng xuất hiện những nốt ban đỏ

MỤC LỤC: 

Nổi mề đay là gì?
Triệu chứng khi nổi mề đay
Nguyên nhân gây nổi mề đay
Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày tránh bị nổi mề đay
Biện pháp điều trị nổi mề đay

Nổi mề đay là gì?

Mề đay còn được gọi là phát ban. Đặc điểm của mề đay là các nốt ban đỏ trên da, có thể lồi lên hoặc phẳng, xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng đám, kích thước và hình dạng không giống nhau. Những nốt mề đay thường xuất hiện đột ngột, có thể gây ngứa ngáy hoặc đau rát và kéo dài trong vài giờ cho đến vài ngày.

Triệu chứng khi nổi mề đay

Xuất hiện các nốt ban đỏ trên da: Là triệu chứng đặc trưng nhất của mề đay. Nốt ban đỏ có nhiều kích cỡ, hình dạng, màu sắc khác nhau. Có thể nổi đơn lẻ hoặc thành từng đám, theo kiểu đốm, đường kẻ.

  • Ngứa ngáy: Hầu hết những vùng nổi mề đay đều ngứa rất khó chịu. Ngứa có thể xuất hiện trước hay cùng lúc với ban đỏ.
  • Sưng, căng, phù nề các vùng da xung quanh: Do histamin làm tăng tính thấm thành mạch, dịch bị dồn vào các mô xung quanh. Tùy mức độ nặng nhẹ mà vùng phù nề sẽ có kích thước khác nhau.
  • Đau, nóng rát các vùng da bị ảnh hưởng: Một số trường hợp mề đay cũng gây cảm giác đau rát, bỏng rát nhẹ.

Nhận biết sớm các triệu chứng trên sẽ giúp xử lý kịp thời mề đay.

Triệu chứng bệnh mề đay

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Nguyên nhân gây nổi mề đay là do cơ thể bị dị ứng với một chất nào đó, kích thích hệ thống miễn dịch nhầm tưởng chất đó là nguy hiểm và sản sinh ra histamin - một chất gây viêm, dẫn tới phản ứng viêm trên da. 

5 nguyên nhân chính gây nổi đay:

Do phản ứng dị ứng: Dị ứng với thực phẩm như tôm, cua, sữa, đậu nành, lạc... Dị ứng với các chất hóa học, chất phụ gia trong Mỹ phẩm, chất tẩy rửa. Dị ứng với phấn hoa, mạt bụi hay lông vật nuôi trong nhà… 

Stress: Stress kéo dài khiến cơ thể giải phóng nhiều histamin, gây phản ứng dị ứng trên da.

Nhiễm trùng: Vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa... gây rối loạn miễn dịch dị ứng. Đặc biệt các bệnh nhiễm trùng thấp khớp, sốt xuất huyết có thể phát ban, mề đay.

Di truyền: Những người có người thân trong gia đình bị dị ứng thì khả năng cao cũng bị mề đay. Các bệnh về da như viêm da cơ địa cũng là nguyên nhân gây mề đay.

Thay đổi thời tiết: Chuyển mùa, thời tiết lạnh hoặc quá nóng cũng là cơ hội gây kích ứng da, mề đay ở những người nhạy cảm.

Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày tránh bị nổi mề đay

Lựa chọn đồ dùng cá nhân phù hợp: Sử dụng xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, không gây khô da và kích ứng. Chỉ nên dùng khăn mặt, khăn tắm bằng sợi cotton mềm mỏng. Quần áo nên bằng chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Giặt đồ, thay ga trải giường thường xuyên: Giặt sạch đồ đạc, ga trải giường bằng xà phòng dịu nhẹ, nước ấm. 

Vệ sinh không gian sống sạch sẽ: Lau dọn nhà cửa thường xuyên, hạn chế bụi bẩn, nấm mốc. Sử dụng máy lọc không khí nếu phòng kín. Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh.

Hạn chế đến nơi đông người, ô nhiễm: Hạn chế đến nơi có khói bụi, mùi hóa chất nồng nặc. Người dễ bị dị ứng nên đeo khẩu trang khi ra đường.

Biện pháp điều trị nổi mề đay 

Điều trị mề đay tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và diễn tiến của bệnh. Một số phương pháp điều trị mề đay phổ biến bao gồm:

1. Thuốc kháng histamin 

Thuốc giúp giảm phản ứng dị ứng, ngứa ngáy và các triệu chứng của mề đay. Các loại thuốc này có dạng viên, nang, siro dùng hoặc bôi ngoài.

2. Thuốc corticoid 

Thuốc được dùng để điều trị mề đay mạn tính và nặng. Thuốc có tác dụng chống viêm, làm giảm các phản ứng dị ứng trên da hiệu quả.

Một số loại thuốc điều trị nổi mề đay

3. Tránh các chất gây dị ứng  

Nên có thói quen ghi chép lại những món đã ăn, những đồ đã dùng khi bị dị ứng để phòng tránh cho những lần sau. 

4. Dùng kem thảo dược 

Để giảm triệu chứng của mề đay, có thể dùng kem chiết xuất từ lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội… Đây đều là những loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa. 

Kem thảo dược còn giúp làm dịu, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo.

Sau khi rửa sạch vùng da bị mẩn ngứa, thấm khô thì bôi một lớp kem mỏng lên da. Ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng. 

Kem thảo dược (Ví dụ: Kem Nhất Nhất) có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị nổi mề đay có thể tham khảo sử dụng.

Kem Nhất Nhất
 

Công dụng: 

Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.

 

DS Trần Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại