Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:27
RSS

Giải đáp thắc mắc: Đau dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi?

Thứ năm, 22/02/2024, 06:54 (GMT+7)

Việc điều trị đau dạ dày bằng thuốc là điều cần thiết. Tuy nhiên, đau dạ dày nên uống thuốc gì, dùng như thế nào là điều nhiều người còn băn khoăn.

Tìm hiểu đau dạ dày uống thuốc gì để điều trị

MỤC LỤC:
Đau dạ dày là gì? Biểu hiện thế nào?
Đau dạ dày uống thuốc gì?
1. Thuốc kê đơn
2. Thuốc không kê đơn

Đau dạ dày là gì? Biểu hiện thế nào?

Đau dạ dày là tình trạng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải, từ trẻ em cho đến người lớn, người cao tuổi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau dạ dày thường là do ăn nhiều đồ ăn cay nóng, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, thức khuya, nhịn ăn quá mức hoặc ăn uống không điều độ.

Đau dạ dày sẽ thường xuất hiện khi bạn ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Tuy nhiên đôi khi cơn đau có thể bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào và gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh đau dạ dày thường xuất hiện với các triệu chứng như: ợ chua, ợ nóng do trào ngược axit, buồn nôn, đầy hơi, cảm thấy đau âm ỉ hoặc nóng rát vùng thượng vị...

Đau dạ dày là tình trạng phổ biến

Đau dạ dày uống thuốc gì?

Thuốc điều trị đau dạ dày rất đa dạng, bao gồm thuốc kê đơn cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và thuốc không kê đơn bệnh nhân có thể chủ động sử dụng tại nhà. 

1. Thuốc kê đơn

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) được sử dụng để ngăn ngừa chứng ợ nóng, đau dạ dày khi xảy ra thường xuyên. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn cơ thể sản xuất axit trong tế bào thành của dạ dày, từ đó giảm nồng độ axit dạ dày.

Các ức chế bơm proton hiện đang được dùng bao gồm: omeprazole (Prilosec, Prilosec OTC, Zegerid), lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant).

Để đạt hiệu quả cao, bạn cần dùng thuốc ức chế bơm proton khi bụng đói với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ điều trị.

Thuốc ức chế thụ thể H2

Thuốc ức chế thụ thể H2 là một nhóm thuốc có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng gây ra dư thừa axit trong dạ dày, với mục đích hạn chế sản xuất axit tại dạ dày tương tự như thuốc ức chế bơm proton. Vì vậy thông thường bác sĩ sẽ kê đơn một trong hai loại thuốc bơm proton và thuốc ức chế thụ thể H2.

Mặc dù chúng không có tác dụng nhanh như thuốc kháng axit, nhưng tác dụng của thuốc ức chế thụ thể H2 tồn tại lâu hơn.

Các thuốc phổ biến thuộc nhóm này bao gồm nizatidine (Axid), famotidine (Pepcid, Pepcid AC), cimetidine (Tagamet, Tagamet HB), ranitidine (Zantac).

Thuốc kháng sinh để tiêu diệt H. pylori

H. pylori là một tác nhân gây Viêm loét dạ dày – tá tràng, chúng có khả năng tồn tại trong môi trường axit dạ dày và gây bệnh.

Các thuốc kháng sinh dùng trong phác đồ diệt H. pylori phải được phối hợp nhiều nhóm như clarithromycin (Biaxin) và amoxicillin (Amoxil, Augmentin) hoặc metronidazole (Flagyl) để đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn. Hiện nay, tình trạng H. pylori kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng, vì vậy việc phối hợp kháng sinh lại càng trở nên quan trọng để tăng hiệu quả hiệu trị.

Bạn cần chắc chắn dùng thuốc kháng sinh đầy đủ, tuân thủ đúng liều lượng. Thời gian điều trị thông thường kéo dài 14 đến 21 ngày.

Đau dạ dày cần điều trị bằng nhiều loại thuốc

2. Thuốc không kê đơn

Thuốc kháng axit (antacids)

Thuốc kháng axit (antacids) là thuốc trung hòa axit dịch vị để giảm chứng ợ nóng, đau dạ dày, khó tiêu do dư thừa axit.

Một số thuốc kháng axit cũng chứa simethicon, một thành phần giúp cơ thể bạn giảm bớt triệu chứng đầy hơi. Ví dụ về thuốc kháng axit bao gồm: Alka-Seltzer, Magnesia, Alternagel, Amphojel, Gelusil, Maalox, Mylanta, Rolaids, Pepto-Bismol...

Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng không mong muốn là táo bón, tiêu chảy do rối loạn nhu động ruột và co thắt dạ dày. Vì vậy khi sử dụng thuốc kháng axit, lưu ý không dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng axit.

Thuốc dạ dày Đông y

Theo Y học hiện đại, để điều trị đau dạ dày cần phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc antacid, kháng sinh, thuốc ức chế tiết axit. Các nhóm thuốc này giảm triệu chứng nhanh nhưng thường có tác dụng phụ và có nguy cơ bị kháng thuốc (với thuốc kháng sinh). Hơn nữa, đau dạ dày rất dễ tái phát.

Do đó, theo các chuyên gia, để điều trị đau dạ dày nên kết hợp cả Tây y và Đông y, vừa điều trị triệu chứng vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh, giúp hạn chế tái phát.

Thuốc dạ dày Đông y (ví dụ: Dạ Dày Nhất Nhất) có nguồn gốc từ thảo dược, được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO do vậy đảm bảo tính an toàn, và phát huy tối đa hiệu quả của bài thuốc Đông y bí truyền.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc DẠ DÀY NHẤT NHẤT

Tác dụng:
Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại