Thứ sáu, 26/04/2024 | 23:42
RSS

Dấu hiệu bị phù chân là gì?

Thứ tư, 21/09/2016, 00:00 (GMT+7)

Dấu hiệu bị phù chân là việc các bộ phận của chân như cẳng chân, mắt cá chân, mu bàn chân bị sưng phồng do chấn thương, dùng thuốc hoặc vấn đề sức khỏe.

Dấu hiệu bị phù chân là do chất lỏng từ mao mạch bị rỉ, khiến cơ thể phải giữ lại nhiều nước và natri để bù lại lượng đã mất. Vô tình, điều này lại càng nhiều chất lỏng tích tụ lại tại mô cẳng chân, mắt cá chân, mu bàn chân gây sưng phồng. Chân phù nề có thể là do bị ngoại lực tác động gây vỡ mao mạch, do chế độ ăn uống không khoa học, do tác dụng phụ của thuốc hoặc là do nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Dấu hiệu bị phù chân là do mao mạch bị vỡ, chất lỏng tích tụ trong mô cơ thể

Dấu hiệu bị phù chân là do mao mạch bị vỡ, chất lỏng tích tụ trong mô cơ thể

Thiếu bạch huyết

Bạch huyết có tác dụng làm sạch chất dịch thừa từ các mô trong cơ thể. Khi cơ thể gặp phải một vấn đề về sức khỏe như nhiễm trùng, ung thư … hệ bạch huyết sẽ không thể làm việc bình thường, khiến chất dịch lỏng tụ lại ở mô, gây sưng phù.

Suy tĩnh mạch

Đây là hiện tượng các van tĩnh mạch của chân bị tổn hại, không thể đưa đủ lượng máu trở lại tim gây áp lực lên thành tĩnh mạch, dẫn tới phù nề. Biểu hiện của suy tĩnh mạch bao gồm đau nhức, chuột rút liên tục, phù chân, đau mỏi, tê, viêm loét chân… Nguy hiểm nhất là bệnh có thể gây biến chứng hoặc thâm chí là tử vong do động mạch phổi bị tắc.

Bệnh thận

Khi thận bị tổn thương sẽ không đủ khả năng lọc bỏ hết natri và chất dịch lỏng trong máu. Lượng dịch dư thừa này sẽ đọng lại ở mô gây nên dấu hiệu bị phù chân.

Dấu hiệu bị phù chân có thể do nhiều chứng bệnh nguy hiểm gây ra

Dấu hiệu bị phù chân có thể do nhiều chứng bệnh nguy hiểm gây ra

Bệnh gan

Phù chân còn có thể là biểu hiện của bệnh xơ gan. Khi gan gặp vấn đề và không thể hoạt động bình thường, không thể thải hết độc và chất dịch ra khỏi cơ thể. Lượng dịch thừa này sẽ làm áp suất trong cổng tĩnh mạch dâng cao, đưa ngược máu từ các bộ phận khác trở lại gan.

Một số nguyên nhân khác

Dấu hiệu bị phù chân nhẹ còn có thể do các nguyên nhân như lượng muối ăn hàng ngày quá nhiều, hội chứng tiền kinh nguyệt, ngồi yên một chỗ trong một thời gian dài, hormone thay đổi khi phụ nữ mang bầu. Quá trình sử dụng một số loại thuốc Tây cũng có thể khiến cơ thể tích nước, gây phù nề khiến chân sưng phồng, mặt to ra, người có cảm giác béo lên trông thấy.

 

Minh Thùy
Theo Đời Sống Plus