Thứ sáu, 17/05/2024 | 12:50
RSS

Nám chân sâu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Thứ tư, 01/11/2023, 06:33 (GMT+7)

Nhắc tới nám chân sâu, người ta thường mang một nỗi sợ ám ảnh vì những hệ lụy mà nó gây ra cho làn da như: tăng nguy cơ lão hóa da, việc điều trị trở nên khó khăn hơn gấp vài lần so với nám thông thường, chi phí điều trị cao ngất ngưởng. Do đó, việc nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nám

I - Nám chân sâu là gì?

Nám chân sâu (nám đốm) là tình trạng nám xuất hiện ở vị trí cuối cùng của da (lớp hạ bì). Loại nám này thường phân bố chủ yếu ở vùng gò má hoặc vùng cằm, kích thước thường không đều, có thể như đầu đũa nhưng cũng có vết lớn bằng đầu ngón tay trỏ. Nám chân sâu ăn sâu vào trong da khiến cho việc điều trị rất khó khăn.

Tình trạng nám chân sâu thường xuất hiện nhiều ở những người phụ nữ trên 35 tuổi, diện tích vết nám so với nám mảng và các loại nám khác thường nhỏ hơn, tập trung theo từng đốm nhỏ. Ngoài ra, màu sắc nám chân sâu cũng thường đậm màu hơn so với nám mảng.

Nám chân sâu là gì?

II - Triệu chứng nhận biết nám chân sâu

Việc nhận biết nám chân sâu không dễ dàng, bởi các triệu chứng của loại nám da này rất giống với tình trạng tàn nhang, đồi mồi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết được thông qua một số biểu hiện sau:

  • Trên da xuất hiện các vết sẫm màu, màu sắc có thể là vàng nâu, màu nâu, xám hoặc thậm chí là đen xám.
  • Các mảng nám thường nằm rải rác, không tập trung thành một vùng lớn.
  • Các nốt nám chân sâu thường khá rõ nét, khác hẳn so với tàn nhang chỉ có một vài điểm nhỏ.
  • Ngoài xuất hiện ở vùng gò má còn nằm ở trán, mũi hoặc thậm chí phát triển tới cả vùng da cổ.
  • Da mất đi độ ẩm, khô hơn, nhất là những vùng da bị nám sạm.
  • Màu sáng vết nám da thường có đậm màu hơn theo thời gian, đặc biệt là khi người bệnh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc tiếp xúc nhiều giờ với ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử.

Triệu chứng nhận biết nám chân sâu

III - Nám chân sâu hình thành do những nguyên nhân nào?

Dưới đây là một số nguyên nhân tăng nguy cơ hình thành nám chân sâu:

1. Chức năng gan thận kém

Suy giảm chức năng gan thận là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây ra sự hình thành nám chân sâu. Lý do là bởi gan và thận là hai cơ quan đảm nhận chức năng phân hủy độc tố, chất độc hại ra khỏi máu.

Nếu chức năng gan thận kém thì có thể khiến cho các chất độc hại cứ thế tích tụ ở máu, sau đó máu sẽ vận chuyển chúng tới da. Lúc này khiến cho da phản ứng lại bằng cách tăng cường sản sinh melanin để chống lại tác nhân gây hại.

Quá trình sản sinh melanin có thể diễn ra ở lớp tế bào hạ bì, gây nên tình trạng nám và sạm da. Vì vậy, có thể nói rằng chức năng gan thận kém cũng là một trong những yếu tố chính gây ra tình trạng nám chân sâu.

Gan thận kém có thể gây nám chân sâu

2. Tia UV từ ánh nắng mặt trời

Dưới tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời (trong đó có tia UV), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng cường sắc tố da melanin để bảo vệ da không bị tổn thương dưới tác nhân bên ngoài. Nhưng điều này lại khiến cho làn da tích tụ lượng lớn melanin, làm nhiều tế bào da đổi màu sẫm và gây ảnh hưởng tới thẩm Mỹ Nếu da bị tác động trong thời gian dài sẽ hình thành cả nám mảng và nám chân sâu trên da.

3. Lão hóa da

Lão hóa da phần lớn do sự thiếu hụt collagen, elastin (có liên quan đến tuổi tác hoặc chế độ ăn uống), chính sự suy giảm nồng độ các hợp chất này khiến cho tế bào da ngày càng yếu đi, dễ hình thành nếp nhăn và nám chân sâu.

Một số loại thực phẩm đẩy nhanh tốc độ lão hóa da bao gồm: thịt đỏ, bánh kẹo, nước ngọt, cà phê, rượu bia, đồ ăn mặn, đồ ăn cay nóng.

Lão hóa da có thể là nguyên nhân gây nám chân sâu

4. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng nám chân sâu. Theo các chuyên gia, nội tiết tố có tác động trực tiếp đến đến sự hình thành sắc tố da melanin, cụ thể là sự gia tăng hormone MSH (ở tuyến yên và vùng dưới đồi) làm tăng sản sinh melanin và làm tăng nguy cơ nám chân sâu.

Những người gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố bao gồm: phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh, phụ nữ thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh.

Ngoài ra, tình trạng rối loạn nội tiết tố gây nám chân sâu còn gặp phải ở những người phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai. Lúc này, cơ thể bị mất sự cân bằng giữa 2 loại hormone đó là estrogen và progesterone, và từ đó làm tăng nguy cơ sản sinh nám.

5. Ảnh hưởng từ căng thẳng kéo dài

Áp lực, căng thẳng quá mức và diễn ra trong một khoảng thời gian dài có thể khiến cho làn da dễ bị nám chân sâu. Nguyên nhân là khi rơi vào trạng thái căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều hormone cortisol. Từ đó, làm mất cân bằng nội tiết tố và tăng sự hình thành nám, đặc biệt là nám chân sâu.

Căng thẳng thường xuyên có thể khiến da bị nám chân sâu

6. Da tiếp xúc với chất độc hại

Các chất độc hại làm tăng nguy cơ nám chân sâu có thể có nguồn gốc từ hóa mỹ phẩm, bụi mịn trong không khí hoặc thậm chí là từ khẩu trang hoặc mặt nạ tiếp xúc nhiều với da mặt.

Trong đó, chất độc hại có trong các loại mỹ phẩm gây nám chân sâu là nguyên nhân phổ biến hơn cả. Có thể kể đến một số chất độc hại có trong mỹ phẩm cụ thể như sau: Paraben, formaldehyde, sulfate, phenoxyethanol, polyethylene glycol…

IV - Nám chân sâu có chữa được không? Có tự khỏi không?

Nám chân sâu không thể tự khỏi được, bởi đây là tình trạng nám rất phức tạp bởi lúc này chân nám đã ăn sâu vào lớp hạ bì của da (lớp cuối cùng của da) và cần bắt buộc phải có biện pháp tác động mới có thể ngăn chặn sự phát triển, giảm sự hình thành sắc tố melanin ở tế bào hạ bì và làm mờ sắc tố da ở lớp cuối cùng.

Tuy nhiên, da bị nám chân sâu vẫn có thể chữa được bằng cách kết hợp các biện pháp điều trị phù hợp với chăm sóc da đúng cách để ngăn chặn nám da chân sâu, đồng thời có thể nâng cao sức đề kháng cho da, bảo vệ da từ bên ngoài và dưỡng da cả bên trong lẫn bên ngoài.

Việc điều trị nám hiện nay thường khá khó khăn bởi các phương pháp điều trị nám da thường là tác động từ bên ngoài, không khắc phục được nguyên nhân nguyên nhân bên trong gây nám da chân sâu. Từ đó khiến cho bệnh khó chữa trị, gây tốn kém tiền bạc và khiến cho nám da ngày càng ăn sâu thêm.

Nám chân sâu có chữa được không?

V - Những cách trị nám chân sâu hiệu quả nhất hiện nay

1. Sử dụng Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương

Một biện pháp có thể giải quyết được tình trạng nám chân sâu hàng đầu đang được các chuyên gia và người dùng đánh giá rất cao đó là sử dụng Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương, được bào chế theo bài thuốc Đông y thế hệ 2.

Khác biệt hẳn so với với các biện pháp chữa trị nám da thông thường, Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương có khả năng tăng cường chức năng gan thận (gan thận yếu là một trong số những nguyên nhân chính gây ra nám) giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, giúp da hết nám, sáng đều màu hơn.

Đặc biệt, sản phẩm còn có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, giúp cho da được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và trở nên khỏe mạnh hơn. Nhờ có vậy mà tình trạng nám chân sâu được đẩy lùi và phòng ngừa tái phát hiệu quả đến vài năm nếu sử dụng đủ liệu trình.

Viên Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương có nguồn gốc từ bài thuốc Ngự Y Mật Phương, được các Ngự Y (người chăm sóc sắc đẹp cho Hoàng Hậu, Quý Phi) nghiên cứu kỹ lưỡng và lưu giữ suốt hàng ngàn năm nay.

Và nhờ duyên trời ban, Dược phẩm Nhất Nhất đã được sở hữu và khai thác độc quyền Ngự Y Mật Phương trong việc giải quyết tình trạng nám da, đem lại làn da sáng đẹp mịn màng cho phái đẹp.

Sản phẩm đặc biệt an toàn cho làn da, thành phần của sản phẩm có nguồn gốc 100% từ các loại thảo dược quý, đảm bảo tiêu chuẩn trồng trọt, thu hái và bảo quản theo GACP của Bộ Y tế.

2. Trị nám chân sâu tại nhà bằng mặt nạ tự nhiên

Trị nám chân sâu bằng các loại mặt nạ tự nhiên có ưu điểm là đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà và ít tốn kém về tiền bạc. Nếu lựa chọn được loại nguyên liệu phù hợp với làn da của bạn thì có thể đem lại một vài hiệu quả nhất định như: giúp da mềm mượt, giảm thâm nám và đều màu hơn.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng có một số điểm hạn chế như:

  • Thời gian đem lại hiệu quả khá lâu (phải kiên trì áp dụng trong nhiều tháng mới thấy rõ được sự thay đổi rõ ràng).
  • Chỉ phù hợp với tình trạng nám chân sâu mới được hình thành.
  • Nếu sử dụng không đúng cách, hoặc lạm dụng quá mức có thể gây ra kích ứng cho làn da, làm cho da dễ tổn thương và khiến nám chân sâu nặng hơn.

Một số loại nguyên liệu tự nhiên có thể dùng để làm mặt nạ bởi có chứa nhiều thành phần có tác dụng làm mờ vết nám như sau:

  • Nghệ: Đây là nguyên liệu có chứa hàm lượng curcumin dồi dào, có tác dụng thúc đẩy loại bỏ tế bào chết, làm mờ vết thâm nám. Ngoài ra, nghệ cũng có tác dụng kích thích tái tạo tế bào da mới, giúp da sáng đều màu hơn.
  • Tía tô: Loại rau này là nguồn cung cấp các chất như vitamin A, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, phòng ngừa nám sạm lan rộng và tái phát. Vậy nên chị em có thể tham khảo cách trị nám bằng lá tía tô để giúp da loại bỏ nám chân sâu tại nhà.
  • Nha đam: Nha đam có chứa thành phần aloin và alosein có tác dụng làm sáng da, khắc phục vùng da tối màu do thâm sạm.

Cách trị nám chân sâu tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

3. Sử dụng kem bôi trị nám chân sâu

Các loại kem bôi thường đem lại tác dụng tại chỗ, nếu phù hợp và sử dụng liên tục trong thời gian dài thì có thể cải thiện phần nào tình trạng nám chân sâu.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào dùng kem bôi cũng làm mờ vết nám chân sâu, và các sản phẩm kem bôi này thường chưa được nghiên cứu về tác dụng. Nếu ngừng sử dụng thì nám da có thể tái phát bất kỳ lúc nào.

Nếu chỉ sử dụng một mình kem bôi thì hiệu quả cải thiện tình trạng nám chân sâu là rất khó khăn, cần phải kết hợp với sản phẩm đường uống để tăng cường hiệu quả điều trị nám chân sâu và phòng ngừa tái phát.

4. Phương pháp điều trị xâm lấn

Các biện pháp điều trị xâm lấn cũng là giải pháp chữa trị nám chân sâu được nhiều người muốn tìm hiểu và quan tâm. Có thể kể đến một số biện pháp như sau:

  • Cấy tế bào gốc

Trị nám bằng tế bào gốc là phương pháp sử dụng huyết thanh tế bào gốc hoặc tế bào gốc để tiêm trực tiếp vào bên trong vùng da bị nám. Cấy tế bào gốc có ưu điểm là làm mờ vết nám, tàn nhang, kích thích quá trình tái tạo tế bào da mới và giúp da sáng đều màu hơn.

Thế nhưng, biện pháp này lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho da như có thể khiến cho da dễ bị kích ứng, viêm đỏ da… Bên cạnh đó, cấy ghép tế bào gốc thường có chi phí rất cao và nếu kỹ thuật cấy ghép không đúng cách có thể làm tổn thương da, khiến cho tình trạng nám chân không được cải thiện mà còn trở nên xấu đi.

Cấy tế bào gốc trị nám

  • Lột da hóa học

Lột da hóa học là biện pháp sử dụng các chất hóa học để làm mờ vết nám, giúp da sáng đều màu hơn. Khi sử dụng những hóa chất này thì tế bào da lớp ngoài cùng sẽ bong tróc để kích thích sự tái sinh tế bào da mới.

Hợp chất thường được sử dụng trong lột da hóa học thường là: axit citric, axit salicylic, axit glycolic…

Hãy thận trọng trước khi đưa ra quyết định dùng biện pháp lột da hóa học bởi vì biện pháp này có thể làm cho da dễ bị tổn thương, da yếu mỏng dần đi và giảm khả năng chống chịu với các tác nhân bên ngoài (ánh nắng mặt trời, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da).

Vì vậy mà nếu không chăm sóc da kỹ càng sau khi lột da hóa học thì có thể khiến cho tình trạng nám chân sâu có thể quay trở lại và ngày càng nặng nề hơn.

Ngoài ra, phương pháp này chỉ được thực hiện bởi các cơ sở y tế chuyên ngành da liễu hàng đầu với đội ngũ bác sĩ có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn. Lý do là vì nếu thực hiện ở những cơ sở kém uy tín thì nguy cơ biến chứng, phá hỏng cho da là rất lớn.

  • Laser trị nám

Phương pháp này có thể bắn phá cấu trúc phân tử sắc tố da melanin thành các hạt kích thước rất nhỏ, sau đó các hạt này sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể theo cơ chế tự nhiên.

Chiếu tia laser chữa nám thường tốn kém chi phí, việc tiêu diệt nám chân sâu thường khó khăn và nám da dễ tái phát trở lại. Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần thực hiện ở những cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín và bác sĩ có chuyên môn cao để tránh làm tổn thương cho da, hạn chế nám da ngày càng trầm trọng hơn.

Trị nám chân sâu bằng laser

VI - Kinh nghiệm điều trị nám chân sâu bạn nên biết

Nám chân sâu là vấn đề về da cực kỳ khó điều trị, gây ra sự tốn kém về tiền bạc và công sức cho người bệnh. Và do đó, để điều trị nám chân sâu đem lại hiệu quả bền vững, rút ngắn thời gian và chi phí thì bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Luôn mang theo kem chống nắng: Bạn hãy coi kem chống nắng là “người bạn đồng hành” không thể thiếu được, bởi vì nếu không bảo vệ da trước tác động của ánh nắng mặt trời thì mọi công sức điều trị nám sẽ như “đổ xuống sông, xuống biển”. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên bôi kem chống nắng, cứ cách sau 4-5 giờ thì bôi kem chống nắng một lần để có thể bảo vệ da tối ưu.
  • Tăng cường sử dụng thêm các hợp chất chống oxy hóa như: Vitamin C, axit ferulic, CoQ10… để ngăn ngừa lão hóa da và tránh làm cho tình trạng nám sạm da ngày càng nghiêm trọng.
  • Hết sức thận trọng trong việc lựa chọn các sản phẩm điều trị nám chân sâu, bởi vì nếu lựa chọn không đúng thành phần dưỡng chất thì có thể làm cho da ngày càng tổn thương nhiều hơn, gây cản trở cho quá trình điều trị.
  • Tuyệt đối không được tác động mạnh vào vùng da mặt đang bị nám, vì lực tác động mạnh có thể khiến cho làn da dễ bị tổn thương và kích thích tăng sinh nhiều sắc tố da melanin và từ đó khiến cho nám chân sâu ngày càng nặng hơn.
  • Không nên lạm dụng việc tẩy tế bào chết: Mặc dù tẩy tế bào chết có thể làm da của bạn trở nên sáng đều màu hơn. Thế nhưng nếu quá lạm dụng biện pháp này thì có thể làm cho tế bào da ngày càng suy yếu đi, làm giảm sức đề kháng của làn da và từ đó khiến cho nám chân sâu có cơ hội lan rộng nhiều hơn. Vì vậy, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết 2-3 lần/tuần để tránh làm hại da nhé.
  • Giữ chế độ ăn hợp lý: Bằng cách uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, cũng như cung cấp thêm cho cơ thể những thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho da, chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm sự hình thành của loại nám này.

Dẫu biết rằng, nám chân sâu rất khó điều trị nhưng chúng tôi tin rằng nếu bạn lựa chọn đúng phương pháp điều trị thì hoàn toàn có thể vượt qua được tình trạng này, và lấy lại được làn da tươi sáng, đều màu hơn. Mong rằng, bài viết đã cho bạn nhiều kiến thức sâu sắc về nám chân sâu và chúc bạn sớm điều trị khỏi nhé.

DS. Hiền Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại