Thứ hai, 20/05/2024 | 01:31
RSS

Giải đáp: Nổi mề đay có lây không và lây qua đường nào?

Thứ năm, 19/10/2023, 10:20 (GMT+7)

Mề đay là một dạng phát ban từng vùng hay toàn thân do bị dị ứng với một hoặc nhiều tác nhân. Các vết mề đay thường ngứa ngáy, sưng to khiến người bệnh hoang mang, lo sợ mề đay lây lan sang người khác. Vậy thực hư thế nào, liệu các vết mề đay có thực sự lây như nhiều người thường nghĩ?

I - Tìm hiểu về bệnh nổi mề đay

Mề đay là hiện tượng các nốt sần đỏ xuất hiện theo từng mảng, chi chít nhau, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy râm ran không ngừng… Các vết mẩn ngứa do bệnh nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như lưng, trên mặt, cánh tay, bụng…

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ kích thích nổi mề đay như tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh, dị ứng Mỹ phẩm, phấn hoa, bị côn trùng cắn, ong đốt… Khi đó, chất histamin được tiết ra bởi hệ miễn dịch dẫn đến việc giãn mạch và gây phản ứng ngứa, sưng, và mẩn đỏ trên da. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh bứt rứt khó chịu, lo sợ tình trạng lây lan.

II - Bệnh nổi mề đay có lây không?

Nổi mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm, nên sẽ không có khả năng lây từ người này sang người khác, ngay cả khi tiếp xúc da, tiếp xúc hơi thở hoặc dùng chung đồ. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người bị mề đay.

Tuy nhiên các nốt mề đay có thể lan rộng trên cơ thể của chính bạn nếu người bệnh gãi hoặc chưa giải quyết dứt điểm tác nhân gây ra tình trạng này. Càng gãi để giải tỏa cảm giác ngứa, các nốt mề đay sẽ càng xuất hiện nhiều hơn, đồng thời cảm giác ngứa cũng dữ dội hơn. Chính vì vậy cần nhanh chóng tìm ra tác nhân gây mề đay để các triệu chứng khó chịu nhanh chóng giảm bớt, cũng như tránh các vấn đề viêm nhiễm trên da do gãi nhiều.

Thông thường, nếu người bị mề đay được loại bỏ tác nhân dị ứng, các triệu chứng mề đay sẽ tự biến mất chỉ sau vài giờ và tối đa là vài ngày. Tuy nhiên với bệnh mề đay mạn tính, các triệu chứng sẽ kéo dài hơn, thậm chí có thể tính theo vài tháng hay vài năm.

Nổi mề đay, dị ứng có lây không?

III - Nổi mề đay có di truyền không?

Tuy mề đay không lây nhưng chúng ta vẫn có thể thấy tình trạng này cùng xuất hiện ở một nhóm người, nhất là những người trong cùng gia đình. Lý giải cho hiện tượng này thì các chuyên gia đã chỉ ra nguyên nhân chính là do di truyền. Theo báo cáo có tới 60% người bị mề đay có liên quan ít nhiều đến những người trong gia đình. Đó là do sự di truyền về khả năng miễn dịch hoặc cơ địa da, khiến người cùng một gia đình dễ bị mề đay, dị ứng hơn.

Ngoài yếu tố di truyền thì nếu một nhóm người cùng bị nổi mề đay có thể do đã cùng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng nổi mề đay. Chẳng hạn như phấn hoa, thay đổi thời tiết lông chó mèo, bị côn trùng cắn… thì sẽ có khả năng tình trạng mề đay sẽ xuất hiện cùng lúc ở nhiều người, chứ không phải do bị lây nhiễm như mọi người thường nhầm lẫn.

Nổi mề đay có di truyền không?

IV - Nổi mề đay có nguy hiểm không và có cần gặp bác sĩ?

Vì mề đay thường tự khỏi sau một khoảng thời gian ngắn nên tình trạng này thường không gây nguy hiểm đáng kể cho đa số người mắc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hoặc bệnh chuyển sang mãn tính mà chưa có biện pháp điều trị thì có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

Các triệu chứng nghiêm trọng khi bị nổi mề đay, người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám ngay bao gồm:

  • Khó thở.
  • Buồn nôn.
  • Nổi mề đay và sưng phù môi, mắt và cổ họng.
  • Sốt cao.
  • Khó nuốt và khó nói.
  • Nhiễm trùng da.
  • Sốc phản vệ.

V - Phải làm sao để giảm nổi mề đay trên da hiệu quả?

Các mảng mề đay thường gây ngứa ngáy khó chịu, khiến mọi người đa phần có xu hướng gãi để làm dịu cơn ngứa. Tuy nhiên càng gãi thì các mảng mề đay càng lan rộng và nặng hơn.

Vì vậy để hạn chế tình trạng này và phòng tránh biến chứng nguy hiểm, bạn có thêm tham khảo các gợi ý sau:

1. Chườm lạnh

Độ ẩm và nhiệt độ thấp có thể nhanh chóng làm dịu cơn ngứa, các vết sưng đỏ và giảm đi phần nào tốc độ lan rộng của mề đay. Vì vậy dùng khăn lạnh chườm là phương pháp tiện lợi có thể sử dụng ngay tại nhà, lặp lại nhiều lần cho đến khi các vết mề đay lặn đi hoàn toàn là được.

2. Dùng thuốc Tây

Với bệnh lý mề đay, bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn nhờ bác sĩ tư vấn và có thể mua ngoài hiệu như: thuốc chống dị ứng histamin, thuốc bôi ngoài da calamine, cetirizine, loratadin…

Bên cạnh đó, nhớ tăng cường vitamin và dưỡng chất từ các thực phẩm giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước để tăng cường đề kháng cho da, hạn chế mẫn cảm khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ.

3. Loại bỏ tác nhân gây dị ứng

Nếu bạn đã biết bản thân bị kích ứng khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như cồn trùng, stress, thay đổi thời tiết, mẫn cảm với thành phần của thuốc, phấn hoa… Cần hạn chế tối đa cơ hội tiếp xúc để ngăn các vết mề đay lại tiếp tục nổi mẩn.

Tránh xa tác nhân gây dị ứng mề đay

4. Tạm ngưng dùng thuốc gây kích ứng

Thuốc kháng sinh sulfamid (hay kết hợp với các nhóm thuốc khác trong điều trị dạ dày, đại trạng, viêm khớp dạng thấp…) có thể gây một số phản ứng dị ứng, nổi mề đay tại chỗ hay toàn thân.

Vì vậy khi gặp các tác dụng phụ kèm theo này người bệnh nên tạm dừng thuốc và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để có hướng xử lý đúng đắn nhất.

5. Mặc quần áo rộng rãi

Quần áo càng chật, càng ma sát với da sẽ khiến các mảng mề đay lan rộng và nặng hơn. Vì vậy nên chọn các mẫu quần mát rộng rãi , thoáng khí, chất liệu nhẹ nhàng để tạo cảm giác thông thoáng cho da, ngăn chặn các tổn thương va chạm không đáng có.

6. Dùng mẹo dân gian

  • Lá khế: Bạn có thể trị mề đay bằng lá khế bằng cách đem sao khô trên bếp lửa, sau đó cuộn lại đem xoa trên da. Lưu ý nên để nguội bớt, còn ấm ấm để tránh bỏng da.
  • Lá kinh giới: Kinh giới có thể sao khô hoặc để nấu nước xông hơi cũng đem lại tác dụng trị mề đay rất tốt.
  • Lá ổi: Với lá đổi, bạn chỉ cần làm sạch rồi đun nước để lọc lấy nước tắm. Thực hiện vài lần sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Dùng mẹo dân gian để giảm sự lây lan của mề đay

7. Dùng Đông y

Theo Đông y, tình trạng nổi mề đay, dị ứng, ngứa ngáy... nguyên nhân thực chất là do cơ thể tích tụ nhiều độc tố. Khi độc tố chưa được loại bỏ hết ra ngoài sẽ gây ra rất nhiều các triệu chứng bên ngoài, trong đó nổi mề đay là một trong những tình trạng phổ biến nhất.

Viên giải độc Ngự Y Mật Phương - Đông Y Thế Hệ 2 - Một sản phẩm an toàn, không gây tác dụng phụ giúp giải độc toàn thân đến từ Dược phẩm Nhất Nhất. Nhờ cơ chế kích thích cơ chế giải độc tự nhiên thông qua tất cả các bộ phận tham gia, từ đó loại bỏ hoàn toàn độc tố trong cơ thể, độc tố sẽ được đưa ra ngoài theo đường tự nhiên. Khi cơ thể được thanh lọc, tình trạng nổi mề đay, dị ứng, ngứa ngáy... cũng sẽ biến mất, hạn chế được tốt đa nguy cơ tái phát.

Viên giải độc Ngự y mật phương 9

VI - Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh nổi mề đay

Để hạn chế tối đa phải gặp tình trạng nổi sẩn mề đay khó chịu, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Nếu bị mày đay do dị ứng hoá chất, thành phần trong thực phẩm, thuốc, bạn cần xác định mình bị dị ứng với loại hoá chất nào, thành phần nào của thuốc hay thực phẩm để từ đó đưa chúng vào sách đen, tránh sử dụng tới. Với các hoá chất cần có các dụng cụ chuyên dụng như găng tay để hạn chế tiếp xúc nhất có thể.
  • Nếu từng bị nổi mề đay do dị ứng thời tiết lạnh, nước lạnh, hãy giữ ấm cơ thể, hạn chế tối đa khả năng phải tiếp xúc với nước lạnh.
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm gây dị ứng, thường là trứng, cua, tôm, phomai, sữa, đồ biển… Thay vào đó nên ăn trái cây, rau củ để bổ sung vitamin giúp tăng khả năng đề kháng cho da.
  • Ngoài ra bạn có thể gặp dị ứng nổi mề đay ngay trong điều kiện sinh hoạt bình thường như hít phải rơm rạ, phấn hoa, bụi, lông vũ… Vì vậy đeo khẩu trang khi đi ra đường là điều cần thiết.
  • Tắm rửa và vệ sinh cơ thể hằng ngày để loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Đồng thời khi tắm rửa cần tránh các loại xà bông có thể gây kích ứng.
  • Tránh chà xát hoặc gãi mạnh vì có thể khiến mẩn ngứa nặng hơn, cũng như khiến da bị nhiễm trùng.
  • Với những người có làn da khô, nên thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm, nhất là sau khi tắm rửa.
  • Không mặc quần áo quá bó sát mà nên mặc đồ rộng rãi thoáng mát. Kiểm tra chất liệu hoặc bụi bẩn, côn trùng trên quần áo trước khi mặc.
  • Không dùng đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc chất kích thích.
  • Tăng cường miễn dịch cơ thể một cách tự nhiên bằng việc tập luyện thể dục, thể thao hằng ngày.

Biện pháp hạn chế nổi mề đay, dị ứng

Tóm lại, bệnh nổi mề đay hoàn toàn không thể lây nhiễm sang cho người khác nhưng có thể mắc qua di truyền trong gia đình, cũng như do cùng tiếp xúc phải nguyên nhân gây dị ứng. Ngoài việc điều trị giảm mẩn ngứa mề đay thì người bệnh cũng cần lưu ý về các cách phòng ngừa căn bệnh da liễu khó chịu này. Trong trường hợp còn vấn đề thắc mắc, hay liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ.

DS. Hồng Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại