Thứ bảy, 04/05/2024 | 09:36
RSS

Đau bụng do rối loạn tiêu hóa và bệnh viêm đại tràng có gì khác biệt?

Thứ hai, 27/11/2023, 11:26 (GMT+7)

Đau bụng do rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng dễ bị nhầm lẫn do. Phân biệt đúng triệu chứng bệnh sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Tìm hiểu đau bụng do rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng khác nhau thế nào?

Đau bụng do rối loạn tiêu hóa 

Nếu là đau bụng do rối loạn tiêu hóa, cơn đau sẽ có đặc điểm sau:
 
• Đau bụng dữ dội, có thể gặp ở nhiều vị trí 
• Cơn đau xuất hiện ngay sau khi ăn đồ lạ, thực phẩm tái sống, tanh, bia rượu
• Đau bụng kèm theo chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, nôn
• Rối loạn đại tiện: táo bón hoặc tiêu chảy, phân lỏng, có lẫn nhầy, bọt, máu… 
Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa: 
• Các bệnh lý về dạ dày tá tràng
• Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
• Bệnh gan mật
• Ăn uống không hợp vệ sinh
• Thực phẩm nhiễm độc
• Ăn không đúng bữa
 
Đau bụng do rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện ở nhiều vị trí trong ổ bụng

Đau bụng do bệnh viêm đại tràng 

Nếu là đau bụng do bệnh viêm đại tràng, cơn đau sẽ có đặc điểm sau:
 
• Đau âm ỉ hoặc quặn thắt dữ dội ở vùng bụng dưới rối 
• Đau từng đoạn hoặc lan tỏa, thường ở phần bụng trái 
• Bụng căng trướng, gõ vào nghe bộp bộp, có thể thấy từng đoạn đại tràng nổi lên thành cục 
• Khi đi đại tiện, thường mót rặn, đau rát hậu môn
• Rối loạn đại tiện: táo bón hoặc tiêu chảy, phân kèm theo chất nhầy, mùi hôi thối 
• Khi nội soi đại trường, thường thấy tình trạng viêm đỏ lan rộng, có ổ loét 
• Người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, gầy, sút cân nhanh
Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng: 
• Nhiễm vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, chủ yếu là nhiễm khuẩn amip hoặc lỵ trực tràng Shigella
• Rối loạn nội tiết
• Dị ứng thức ăn
• Căng thẳng, stress kéo dài 
 
Đau bụng do viêm đại tràng thường xuất hiện ở vùng bụng dưới

Điều trị rối loạn tiêu hóa bằng cách nào? 

Sau khi đã xác định được triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, sẽ tìm ra biện pháp điều trị phù hợp. Với tình trạng đau bụng do rối loạn tiêu hóa, biện pháp điều trị chủ yếu là: 
 
- Uống thuốc giúp giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn
- Uống thuốc cầm tiêu chảy, hạn chế đi ngoài phân lỏng 
- Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế các thực phẩm tái sống, tanh, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng…
- Uống bổ sung men vi sinh để củng cố hệ vi sinh đường ruột, giảm rối loạn tiêu hóa. 
 
Tham khảo men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii. Bào tử là dạng “ngủ đông” của lợi khuẩn, được bao bọc bởi nhiều lớp áo, giúp bảo vệ lõi bào tử, để vượt qua hàng rào axit, dịch vị dạ dày. Do đó, tỷ lệ sống sót của bào tử lợi khuẩn cao hơn so với lợi khuẩn thông thường. Khi vào đến ruột non, bào tử sẽ hút nước, phát triển thành lợi khuẩn và phát huy công dụng. 

Điều trị bệnh viêm đại tràng bằng cách nào? 

Nếu đau bụng là do viêm đại tràng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp sau: 
 
- Uống thuốc chống táo bón (nếu bị táo bón kéo dài)
- Uống thuốc chống đi ngoài phân lỏng (nếu bị tiêu chảy kéo dài) 
- Uống thuốc ngăn ngừa các cơn đau, co thắt 
- Thuốc kháng sinh trong trường hợp bị nhiễm khuẩn niêm mạc đại tràng 
- Thuốc ức chế miến dịch cho trường hợp do tự miễn 
- Bổ sung men vi sinh vì hầu hết các thuốc này đều tiêu diệt cả những lợi khuẩn đường ruột
- Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế thịt đỏ, các thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh, củ quả tươi
- Thuốc đại tràng Đông y giúp hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống để trị viêm đại tràng và ngăn ngừa bệnh tái phát. 
 
Men vi sinh và thuốc đại tràng Đông y có mặt ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng có thể tham khảo sử dụng. 
 

 

 

 

 

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BỘT MEN VI SINH MENBIO

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT

Tác dụng:  Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống.

 

Vân An
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại