Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:55
RSS

Chỉ dẫn cách điều trị tiêu chảy ở người lớn hiệu quả nhanh

Thứ tư, 27/03/2024, 18:14 (GMT+7)

Tiêu chảy ở người lớn có thể gây nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, ít người biết cách chăm sóc và điều trị khi bị tiêu chảy, để tránh mất nước.

Tiêu chảy là vấn đề sức khỏe phổ biến ở người lớn

MỤC LỤC:
Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người lớn
Các triệu chứng của tiêu chảy ở người lớn
Dấu hiệu tiêu chảy ở người lớn trở nên nghiêm trọng
Hướng dẫn chăm sóc và điều trị tiêu chảy ở người lớn

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở người lớn

Tiêu chảy là tình trạng phân ra nhiều hơn so với bình thường, thường đi kèm với phân lỏng và tần suất đi đại tiện tăng cao. Đây có thể là dấu hiệu của một loạt các vấn đề sức khỏe khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Tiêu chảy ở người lớn có thể do một số nguyên nhân như:

Nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus: Các loại vi khuẩn như E. coli, salmonella và virus như norovirus thường gây ra tiêu chảy.
Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu hụt nước hoặc các dưỡng chất như kali, magiê có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy.
Ảnh hưởng khi dùng thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh hoặc các loại thuốc chữa bệnh khác có thể gây ra tiêu chảy là tác dụng phụ.
Một số bệnh lý khác: Các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn hoặc viêm ruột có thể gây ra tiêu chảy.

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở người lớn

Các triệu chứng của tiêu chảy ở người lớn

Tiêu chảy ở người lớn có thể xuất hiện với một loạt các triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Phân lỏng

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của tiêu chảy là phân lỏng, thường là màu nâu hoặc xanh lục, có thể đi kèm với mùi khá nồng.

Tần suất đại tiện

Người bị tiêu chảy thường phải đi đại tiện nhiều hơn bình thường, có thể từ 3 đến 4 lần mỗi ngày hoặc thậm chí nhiều hơn.

Đạu bụng và co thắt bụng

Người bị tiêu chảy thường bị đau quặn thắt bụng dưới, đặc biệt là trước khi phải đi đại tiện.

Các cơn co ở bụng là khi cơ thể cố gắng loại bỏ chất lỏng từ ruột. Các cơn co thắt gây nên tình trạng đau quặn khi bị tiêu chảy.

Mệt mỏi và kiệt sức

Tiêu chảy có thể làm mất nước và dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức. Điều này thường xảy ra khi cơ thể không đủ nước để duy trì hoạt động bình thường.

Sốt

Trong một số trường hợp, tiêu chảy có thể đi kèm với sốt, đặc biệt là khi vi khuẩn hoặc virus gây ra tình trạng này.

Buồn nôn

Một số người bị tiêu chảy cũng có thể trải qua cảm giác buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa, đặc biệt là khi tiêu chảy diễn ra kéo dài và nặng nề.

Sụt cân

Do mất nước và dưỡng chất từ tiêu chảy, người bị tiêu chảy có thể bị giảm cân đột ngột và không kiểm soát được.

Một số triệu chứng của tiêu chảy ở người lớn

Dấu hiệu tiêu chảy ở người lớn trở nên nghiêm trọng

Tình trạng tiêu chảy có thể trở nên nguy hiểm nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau đây.

  • Thời gian tiêu chảy: Trường hợp tiêu chảy trên 4 tuần được gọi là tiêu chảy kèo dài. Tình trạng này có thể gây ra mất nước và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Tình trạng mất nước: Người bệnh có nhiều dấu hiệu cảnh báo mất nước như môi khô, miệng khô, ít hoặc không đi tiểu, mệt mỏi…
  • Các triệu chứng đi kèm: Tiêu chảy đi kèm với sốt cao, buồn nôn, nôn mửa hoặc đau bụng nghiêm trọng.

Hướng dẫn chăm sóc và điều trị tiêu chảy ở người lớn

Bổ sung nước và điện giải

Uống nhiều nước và dung dịch điện giải dạng thuốc Oresol. Hãy cẩn trọng khi sử dụng điện giải pha sẵn dạng thực phẩm chức năng hay dung dịch tự pha.

Chế độ ăn uống

Tránh thức ăn và đồ uống kích thích tiêu chảy như đồ ngọt, ca cao và thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa.

Nghỉ ngơi

Cơ thể cần năng lượng để hồi phục, do vậy, khi bị tiêu chảy thì hãy nghỉ ngơi nhiều hơn.

Thuốc kháng sinh

Nếu tiêu chảy do nhiễm khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng đường ruột, người bệnh cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.

Lưu ý, hãy chỉ uống kháng sinh theo chỉ định của chuyên gia y tế, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ bị kháng kháng sinh.

Thuốc cầm tiêu chảy

Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy để giảm tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy. Thuốc cầm tiêu chảy chỉ nên dùng khi đã xác định được nguyên nhân, để tránh trường hợp tiêu chảy do ngộ độc mà dùng thuốc sẽ khiến chất độc lưu giữ trong cơ thể lâu hơn, dẫn đến nguy hiểm.

Men vi sinh

Tiêu chảy dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mất cân bằng hệ vi sinh cũng gây ra tình trạng tiêu chảy. Lúc này, vi khuẩn xấu phát triển, lấn át vi khuẩn tốt.

Chính vì vậy, trong bất cứ trường hợp tiêu chảy dù nặng hay nhẹ, cấp hay kéo dài, luôn cần sử dụng men vi sinh để tái thiết cân bằng hệ vi sinh tại đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột được cân bằng sẽ giảm và hạn chế tiêu chảy.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại men vi sinh. Để đảm bảo hiệu quả, nên lựa chọn men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn với tỷ lệ sống sót cao.

Men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn (ví dụ Menbio) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo sử dụng để giảm tiêu chảy ở người lớn và trẻ nhỏ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO

Thành phần

Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu

Công dụng

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.

 

DS Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại