Nhắc đến mỹ phẩm dành cho làn da Châu Á, thương hiệu Việt chỉ là cái tên nhỏ bé trong giữa những cường quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản Thế nhưng, những năm trở lại đây, không thể phủ nhận sự phát triển vượt bậc của những sản phẩm chăm sóc da từ quê nhà đang dần vươn ra thế giới
Để được thị trường đón nhận, các doanh nghiệp phát triển đều phải trải qua những khó khăn, để lại những bào học mới có được hướng đi đúng đắn và mang tới sự tiến bộ. Trước sự vươn lên không ngừng của ngành mỹ phẩm, chúng tôi có buổi trao đổi với doanh nhân trẻ Trương Ngọc Tường Vi - một CEO trẻ đã chọn lựa con đường kinh doanh mỹ phẩm mang thương hiệu Việt.
Với tôi, việc lựa chọn xây dựng và phát triển thương hiệu mỹ phẩm Việt là một lựa chọn táo bạo. Cái tên LN Cosmetics là một thương hiệu hoàn toàn mới, ra đời khi thị trường mỹ phẩm bị bão hòa bởi muôn vàn thương hiệu từ nước ngoài du nhập vào. Trước đây, trong túi của phụ nữ Việt chỉ có thỏi son gió, hộp phấn bông lúa thì giờ đã có đến hàng trăm loại mỹ phẩm khác nhau. Cạnh tranh trong nước gay gắt, cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập càng thêm nhiều khó khăn.
Người tiêu dùng hiện tại luôn tìm hiểu sản phẩm rất kỹ, họ có quyền được biết những thông tin về chất lượng và giá cả của sản phẩm. Chẳng hạn, khi ra siêu thị mua thức ăn, khách hàng sẽ hỏi “Sản phẩm này có tươi không?”, “Ngon không?”, “Giá cái này so với cái kia thế nào?”. “Tươi” và “Ngon” chính là chất lượng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn, và hoài nghi hay đặt câu hỏi về điều đó là bản năng của người tiêu dùng.
Tôi có thể hiểu được vì sao người tiêu dùng Việt luôn hoài nghi về chất lượng sản phẩm trong nước. Bởi xung quanh có rất nhiều sản phẩm giả, không đảm bảo chất lượng, thông tin mập mờ, không rõ xuất xứ. Trong một thời gian dài, người tiêu dùng thậm chí còn bị hoang mang vì mỹ phẩm chứa corticoid. Corticoid trong y học vốn là một loại thuốc rất quý do có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế hệ miễn dịch. Nhưng kèm theo nó là tác dụng phụ nguy hiểm, chỉ được sử dụng với hàm lượng tiêu chuẩn, được bác sĩ kê thuốc sử dụng. Vậy mà nhiều loại mỹ phẩm sử dụng thành phần này để làm mịn da, trắng da, xóa mụn nám nhanh chóng dẫn đến hậu quả khôn lường cho người tiêu dùng.
Chính bản thân tôi là người tiêu dùng cũng lo ngại về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nếu một sản phẩm có bảng thành phẩm đẹp, được Bộ y tế cấp phép, kinh doanh chân chính, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế thì không cần phải lo người tiêu dùng hoài nghi về chất lượng sản phẩm.
Cơ sở sản xuất mỹ phẩm
Quả thật thị trường mỹ phẩm cạnh tranh cao, nhưng vì thế mà càng tạo bàn đạp để doanh nghiệp trưởng thành và phát triển. Tôi cho rằng không một ngành nghề nào là dễ dàng để thành công, thành công chỉ đến khi chúng ta bền bỉ theo đuổi nó đến cùng.
Kinh doanh ngoài việc chất lượng sản phẩm tốt, còn phải có cái tâm của một thương hiệu riêng. Có một bài học tôi nhớ mãi đến tận bây giờ, là sự cố khi in bao bì. Đương nhiên, đây là sự tắc trách của bộ phận in ấn, nhưng là doanh nghiệp, không thể chỉ đổ lỗi cho nhân viên. Tôi đã phải thu hồi toàn bộ sản phẩm có bao bì lỗi, xin lỗi các địa lý và người tiêu dùng. Có người bảo chỉ là lỗi nhỏ, nhưng sai lần từ cái nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến những sai lầm lớn sau này, cần phải sửa đổi và rút kinh nghiệm ngay. Lúc ấy thương hiệu LN đang trên đà phát triển tốt, nhưng là một CEO, tôi không cho phép bản thân mình dễ dãi hay thỏa hiệp.
Để đồng hành với khách hàng trong chặng đường dài, doanh nghiệp luôn phải đặt sự tôn trọng khách hàng lên đầu. Sự tôn trọng thể hiện ở chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, cách quảng bá thương hiệu. Để níu chân người tiêu dùng không chỉ một sản phẩm tốt, mà còn ở cách chăm sóc khách hàng tốt.
Cảm ơn chị vì những chia sẻ với đọc giả, chúc chị luôn thành công và phát triển hơn nữa!