Thứ ba, 14/05/2024 | 15:31
RSS

TOP 9 thuốc điều trị HP dạ dày hiệu quả & an toàn hiện nay

Thứ tư, 14/06/2023, 11:46 (GMT+7)

Hiện nay các dòng thuốc trị HP dạ dày được bày bán rộng rãi và phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên khi điều trị, người bệnh nên lựa chọn thuốc theo chỉ đỉnh của bác sĩ để tránh biến chứng không đáng có xảy ra. Khi dùng thuốc đặc trị HP dạ dày nên chú ý về liều dùng, thời gian uống để đạt hiệu quả tốt nhất.

I - Các loại thuốc đặc trị HP dạ dày phổ biến hiện nay

Việc điều trị HP phức tạp nên cần kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để tiêu diệt vi khuẩn HP nhanh chóng, hiệu quả. Thông thường, bác sĩ sử dụng 3 - 4 loại thuốc với nhau bao gồm: Thuốc kháng sinh, thuốc ức chế tiết axit dạ dày và thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Dưới đây là thông tin chi tiết về các thuốc trị HP dạ dày được sử dụng trên thị trường:

1. Amoxicillin

Đây là một kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, tương đối bền trong môi trường axit dạ dày. Các thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế vi khuẩn tổng hợp vách tế bào từ đó tiêu diệt vi khuẩn.

Amoxicillin không được dùng khi người bệnh bị tăng bạch cầu đơn nhân hoặc mẫn cảm với các kháng sinh thuộc nhóm penicillin hoặc cephalosporin khác.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định với người mẫn cảm với penicillin, cephalosporin.
  • Thận trọng đối với người suy gan, thận.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Liều dùng:

  • Người lớn và trẻ em từ 40kg: dùng từ 750mg đến 1g chia làm 2 lần mỗi ngày.
  • Liều lượng của trẻ em tùy thuộc vào cân nặng, cần được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ: Thường gặp là phát ban da, xuất hiện chậm, thường sau 7 ngày dùng thuốc.

Giá bán tham khảo sản phẩm trên thị trường:

  • Amoxicillin 250mg có giá 75.000 đồng/ hộp.
  • Amoxicillin 500mg có giá 105.000 đồng /hộp.

thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày

2. Metronidazole

Metronidazol là kháng sinh được dùng phổ biến điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày với cơ chế chính là cách phá vỡ cấu trúc xoắn của ADN của vi khuẩn.

Ngoài vi khuẩn HP, thuốc trị HP dạ dày Metronidazole còn tiêu diệt được các vi khuẩn kỵ khí gram âm, lỵ amip, các vi sinh vật đơn bào.

Chống chỉ định:

  • Người bệnh mẫn cảm với thuốc.
  • Người bị động kinh.
  • Các trường hợp bị rối loạn đông máu.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú.

Chế phẩm: Trên thị trường metronidazol có các dạng viên nén 250mg và 500mg; thuốc đặt 500mg và 1000ng; dạng gel 10% và dịch truyền 100ml chứa 500mg.

Cách dùng:

  • Người lớn 500mg x 2 lần/ngày.
  • Liều dùng của trẻ em theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu là thuốc viên thì nên uống cả viên, không được nhai hoặc nghiền nhỏra để uống.
  • Nếu thuốc dạng hỗn dịch nên uống trước ăn khoảng 1 giờ.

Tác dụng phụ: Thường gặp nhất là chán ăn, buồn nôn, khô miệng, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, miệng có vị kim loại.

Giá tham khảo trên thị trường: Metronidazol 250mg có giá 21.000đ/hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

thuốc điều trị virus HP dạ dày

3. Tetracycline

Tetracyclin được phối hợp với các kháng sinh khác để có thuốc trị HP dạ dày đặc biệt với trường hợp bệnh nhân kháng thuốc. Ngoài ra, kháng sinh này cũng được dùng cho các trường hợp nhiễm vi sinh vật đơn bào, ký sinh trùng sốt rét, bệnh dịch tả, dịch hạch, đau mắt và trứng cá.

Tetracyclin hoạt động bằng cách ức chế quy trình vi khuẩn thu nạp protein từ đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.

Chống chỉ định:

  • Thuốc điều trị viêm dạ dày HP không dùng cho trẻ em dưới 9 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
  • Những người mẫn cảm với thuốc.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, nhiễm nấm ở miệng, thực quản hoặc âm đạo.
  • Làm xương, răng ở trẻ em kém phát triển và biến đổi màu.
  • Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể gặp nhưng ít hơn: Mày đay, mẩn đỏ, thiếu máu, suy giảm chức năng gan, thận…

Cách dùng thuốc đặc trị HP dạ dày:

  • Người lớn: 250mg - 500mg, mỗi lần uống cách nhau 6 giờ, uống trước khi ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi ăn xong.
  • Trẻ em từ 9 tuổi: 25 - 50 mg/kg/ngày, chia 2 - 4 lần/ngày.

Giá tham khảo trên thị trường: Tetracycline 500mg giá bán 115.000đ/hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

thuốc trị HP dạ dày

4. Clarithromycin

Clarithromycin cũng là một loại kháng sinh thường được đưa vào phác đồ điều trị HP với cơ chế ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Tuy nhiên, ngày nay tình trạng kháng kháng sinh này ngày càng cao khiến việc dùng thuốc trị HP dạ dày bằng kháng sinh này có tỷ lệ thất bại cao.

Lưu ý:

  • Thuốc chống chỉ định với những trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
  • Không sử dụng đồng thời clarithromycin với bất kỳ một loại thuốc thuộc dẫn chất của pimozide ergotamin và cisaprid.
  • Không nên dùng đối với những bệnh nhân suy gan nặng kết hợp với suy thận hoặc những người bị rối loạn điện giải như hạ kali máu, hạ magie máu.
  • Đối tượng là uống thuốc điều trị virus HP  dạ dày là phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ nên cẩn thận khi sử dụng

Tác dụng phụ: Thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa, da bị kích ứng, nổi mề đay, ngứa.

Cách dùng:

  • Người lớn 500mg /lần x 3 lần mỗi ngày.
  • Liều dùng trẻ em theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Giá tham khảo trên thị trường: Clarithromycin 500mg có giá dao động khoảng 120.000-150.000 đ/hộp.

thuốc điều trị HP dạ dày

5. Levofloxacin 

Đây là loại thuốc trị HP dạ dày có khả năngdiệt khuẩn cực mạnh thuộc nhóm Quinolon. Levofloxacin được sử dụng trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp cuối cùng. Tuy là kháng sinh có tác dụng mạnh nhưng tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh lên đến 25,5% và kháng sinh này gây ra nhiều tác dụng phụ.

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử dị ứng với levofloxacin/các thuốc khác thuộc nhóm quinolon hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người có tiền sử bệnh ở gân cơ liên quan đến sử dụng thuốc quinolon.
  • Thuốc diệt virus HP dạ dày không dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Người bị động kinh.
  • Người bị thiếu men G6PD - một loại men giúp bảo vệ màng tế bào hồng cầu.

Tác dụng phụ thường gặp nhất là: Buồn nôn, tiêu chảy, tăng men gan, nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, kích ứng da.

Chế phẩm: Levofloxacin được bào chế dưới dạng viên nén bao film và thuốc tiêm.

Liều dùng: Người lớn 250 - 500 mg, uống trong 10 ngày hoặc 20 ngày tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Giá bán tham khảo trên thị trường: Levofloxacin 500mg có giá 3.500 đồng/viên.

6. Bismuth subcitrate

Bismuth subcitrate là thuốc trị HP dạ dày được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Thuốc HP dạ dày tạo ra một lớp bao phủ trên niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ các vết loét khỏi ảnh hưởng của thức ăn và axit dịch vị.

Ngoài ra, các hợp chất Bismuth cũng có tác dụng diệt khuẩn HP hiệu quả cao. Khi dùng đơn độc, các hợp chất Bismuth chỉ diệt được Hp ở 20% người bệnh, nếu phối hợp thuốc ức chế bơm proton và kháng sinh cao cấp sẽ diệt được HP tuyệt đối.

Chú ý:

  • Chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với Bismuth subcitrate hoặc người bị bệnh thận nặng.
  • Nếu dùng các hợp chất bismuth với liều cao và dùng dài ngày có thể gây bệnh não.
  • Thận trọng khi dùng cho người bệnh có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa trên.
  • Không khuyến cáo dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Phân hoặc lưỡi có màu đen, làm răng đổi màu (có hồi phục).
  • Một số tác dụng phụ ít gặp hơn: Buồn nôn, nôn, suy gan, thận, bệnh não.

Cách dùng:

  • Người lớn uống 120mg mỗi ngày, chia làm 2 lần hoặc 4 lần trong ngày, uống trước ăn.
  • Thời gian uống trong 4 tuần hoặc 8 tuần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giá tham khảo trên thị trường: 270.000/hộp 14 vỉ mỗi vỉ 8 viên.

thuốc điều trị HP dạ dày

7. Omeprazol

Omeprazole là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton với tác dụng ức chế dạ dày tiết axit dịch vị do mọi nguyên nhân. Đây là loại thuốc điều trị HP dạ dày và bệnh viêm loét an toàn, hiệu quả.

Lưu ý:

  • Chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Không nên dùng cho phụ nữ mang thai đặc biệt phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, phụ nữ cho con bú.
  • Trước khi dùng điều trị Viêm loét dạ dày phải loại trừ khả năng có u ác tính vì thuốc khỏa lấp các dấu hiệu gây cản trở việc chẩn đoán. 

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, táo bón, chướng bụng, đau bụng.
  • Một số tác dụng phụ khác nhưng ít gặp hơn: Mất ngủ, mệt mỏi, rối loạn cảm giác, mề đay.

Chế phẩm: Trên thị trường, Omeprazole được điều chế dưới dạng viên nang, dạng hỗn dịch, dạng viên nén giải phóng chậm và dạng bột pha tiêm.

Cách dùng:

  • Người lớn: 20 - 40 mg, mỗi ngày một lần.
  • Trẻ em: 5 đến dưới 10 kg: uống 5mg, 1 lần/ngày; trẻ từ 10kg - 20kg: uống 10mg, 1 lần/ngày.
  • Uống thuốc lúc bụng đói (trước khi ăn 1 tiếng).

Giá bán tham khảo trên thị trường: 10.000đ – 15.000đ/ 1 lọ Omeprazol 20mg.

8. Thuốc ức chế bơm proton Esomeprazole

Esomeprazole là dòng thuốc trị HP dạ dày nhờ cơ chế giảm lượng axit tiết trong dạ dày. Dòng thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton nên có tác dụng và cơ chế hoạt động tương tự Omeprazole.

Chú ý:

  • Thuốc chống chỉ định với trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton.
  • Trước khi dùng Esomeprazole hoặc bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm ức chế bơm proton, phải loại trừ trường hợp có u ác tính vì thuốc có thể làm che lấp các triệu chứng làm cản trở việc chẩn đoán.
  • Thận trọng khi dùng Esomeprazole cho trẻ em dưới 18 tuổi vì chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
  • Một số tác dụng phụ khác nhưng ít gặp hơn: Mệt mỏi, buồn ngủ hoặc mất ngủ, phát bạn, rối loạn thị giác.

Chế phẩm: Esomeprazole được bào chế dưới dạng viên nang hoạt động chậm với nhiều hạt bao tan trong ruột và dạng bột pha tiêm.

Cách dùng:

  • Người lớn uống 20 - 40mg chia làm 2 lần trong ngày.
  • Thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày uống trước bữa ăn ít nhất 1 tiếng.
  • Esomeprazole không bền trong môi trường dạ dày vì vậy phải uống thuốc dưới dạng viên nang tan chậm. Khi uống phải cần uống trực tiếp cả viên, không thể nhai hay nghiền mịn. Nếu người bệnh khó nuốt nên bóc viên nang rồi cho các hạt thuốc vào 1 thìa nước đun sôi để nguội và nuốt ngay lập tức.

Giá bán tham khảo trên thị trường: Esomeprazole có giá 80.000đ/ hộp 20mg, 2 vỉ.

thuốc điều trị virus HP dạ dày

9. Cimetidin

Cimetidin thuộc dòng kháng thụ thể histamin H2, thuốc có tác dụng ức chế tiết axit dịch vị dạ dày, giảm các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra. Ngoài ra, khi dùng phối hợp với các thuốc kháng sinh để điều trị HP, thuốc làm tăng tác dụng diệt khuẩn.

Thuốc trị HP dạ dày này có tác dụng ức chế tiết dịch ở các tế bào thành dạ dày. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có khả năng làm teo các tế bào thành dạ dày, gây ra bệnh viêm teo dạ dày.

Các thuốc nhóm H2 chỉ được dùng khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dùng được thuốc ức chế bơm proton do kém hiệu quả hơn.

Chú ý:

  • Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trước khi dùng Cimetidin, phải loại bỏ khả năng có u ác tính vì thuốc có thể xóa bỏ dấu hiệu làm cản trở việc chẩn đoán.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người bị suy thận.
  • Cimetidin gây tương tác với nhiều thuốc, nếu được chỉ định dùng hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ các thuốc mình đang sử dụng.

Tác dụng phụ:

  • Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, ngủ gà, phát ban, có thể xuất hiện chứng vú to ở đàn ông nếu dùng liều cao hoặc dùng trên 1 tháng.
  • Các tác dụng phụ khác ít gặp hơn: Chứng bất lực khi dùng liều cao kéo dài, sần ngứa, mày đay, tăng men gan tạm thời.

Cách sử dụng:

  • Người lớn: uống 1 lần vào buổi tối khoảng800mg thuốc trước khi đi ngủ, hoặc chia làm 2 lần sáng và tối mỗi lần 400mg.
  • Trẻ em được kê liều tùy theo cân nặng: 20 – 40mg/kg/ ngày, chia làm nhiều lần uống theo sự chỉ định của bác sĩ.

Giá bán tham khảo trên thị trường: 115.000đ/ hộp Cimetidin 300mg.

II - Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị HPdạ dày

Người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc trị HP dạ dày cần lưu ý những điều sau để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

  • Trước khi dùng thuốc thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc mình bị dị ứng (nếu có).
  • Hãy thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc như ngứa ngáy, nổi mẩn, khó thở…
  • Cần tuân thủ theo phác đồ bác sĩ chỉ định, không tự ý ngừng thuốc, giảm liều hoặc tăng liều thuốc.
  • Ăn uống đúng giờ, điều độ và chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để giảm gánh nặng cho dạ dày. Sau khi ăn cần nghỉ ngơi khoảng 20 - 30 phút sau đó mới tiếp tục công việc.
  • Không ăn các thực phẩm có tính kích thích dạ dày như thức ăn chua, ớt, tỏi, tiêu, hành, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, trà đặc. Đồng thời, không dùng bia rượu, cà phê, đồ uống có cồn.
  • Có chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường vitamin và khoáng chất và uống đủ nước.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh để lo âu, căng thẳng quá độ.
  • Thường xuyên tập luyện thể thao nhẹ nhàng để tăng cường đề kháng.

thuốc đặc trị vi khuẩn HP dạ dày
Như đã nêu ở trên, các thuốc Tây y tuy hiệu quả nhưng mang lại rất nhiều tác dụng phụ, cộng thêm việc phối hợp nhiều thuốc trong thời gian dài khiến người bệnh mệt mỏi, khó lòng tuân thủ theo phác đồ điều trị.

Đông y đang là lựa chọn được nhiều người hướng tới để trị bệnh bởi tính an toàn, ít tác dụng phụ. Đặc biệt, rất phù hợp đối với các trường hợp phải điều trị dài ngày như viêm dạ dày do HP.

Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả của Đông y mang lại là một vấn đề nan giải vì đa số tác dụng mang lại không rõ rệt, phải dùng thời gian dài mới thấy có sự thay đổi. Muốn trị bệnh bằng Đông y hiệu quả phải là Đông y thế hệ 2 được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP với nguồn nguyên liệu đầu vào được kiểm soát chặt chẽ.

Viên dạ dày Ngự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2 mang lại hiệu quả vượt trội, không chỉ giúp làm suy yếu và ức chế vi khuẩn HP, làm lành các vết loét do vi khuẩn HPgây ra. Đồng thời viêm uống ngăn chặn HP gây bệnh trở lại bằng cách thay đổi cơ địa, từ đó tăng khả năng chống lại vi khuẩn của dạ dày, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Sử dụng thuốc điều trị HP dạ dày cần thời gian dài và liệu trình thực hiện khoa học. Người bệnh cần chú ý tuân thủ phác đồ từ bác sĩ đồng thời kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cụ thể nhất để giúp người bệnh đau dạ dày trị bệnh hiệu quả.

DS. Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại