Thứ sáu, 19/04/2024 | 14:06
RSS

Cách dùng muối trắng giúp hạ huyết áp nhanh và hiệu quả

Thứ năm, 06/04/2017, 11:39 (GMT+7)

Huyết áp thấp ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không may bạn bị chứng huyết áp thấp, hãy nhớ luôn mang theo hai thứ đơn giản này bên mình.

Huyết áp thấp còn được gọi là huyết áp, là một bệnh khi áp lực máu của một người thấp đến nỗi gây ra các triệu chứng như: chóng mặt, ngất xỉu, buồn nôn, khó thở, mờ mắt, đánh trống ngực, lạnh và da nhợt nhạt.

Theo Đông y, huyết áp thấp là do tâm dương bất túc, tâm tỳ hư, tỳ thận dương hư, khí âm hư…

Còn theo Tây y, huyết áp thấp là do giảm trương lực thần kinh, mạch máu. Huyết áp thấp do thiếu máu thường gặp ở những phụ nữ trẻ với các biểu hiện như  đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).

Khi huyết áp giảm xuống 90/70mmHg được gọi là huyết áp thấp. Lúc này các cơ quan thiết yếu trong cơ thể không nhận đủ máu (oxy và các chất dinh dưỡng) có thể khiến cơ thể bị sốc đột ngột. Các triệu chứng của huyết áp thấp gồm choáng váng, chóng mặt và ngất.

Không chỉ huyết áp cao, huyết áp thấp cũng đáng lo ngại. Máu lưu thông kém có thể dẫn tới đau tim, đột quỵ và suy thận. Vì vậy, khi có các triệu chứng tụt huyết áp, bạn cần nhanh chóng điều chỉnh để nó trở lại bình thường.

Bệnh nhân huyết áp nên mang theo một chút muối bên mình. Ảnh minh họa

Ngậm muối

Trong dâm gian, từ lâu đã lưu truyền cách lấy lại huyết áp cực đơn giản bằng muối. Đây là cách cực kỳ đơn giản mà bạn có thể làm ngay lập tức khi bị hạ huyết áp. Trong muối có lượng natri làm tăng áp lực máu. Ngay khi có biểu hiện hạ huyết áp, hãy pha 1 chút muối vào cốc nước và uống hết.

Cách khác là lấy vài hạt muối cho vào miệng ngậm để muối tan dần ra cũng có thể giúp ổn định đường huyết nhanh chóng. Muối giúp giữ nước trong máu và có thể đưa huyết áp trở lại bình thường.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim thì nên kham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng biện pháp này.

Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y Bệnh viện 108 cho biết người bị huyết áp thấp nên đi khám với bác sĩ tim mạch hoặc bác sĩ nội khoa trước. Sau đó, tùy thuộc vào căn nguyên nào gây ra huyết áp thấp như tim mạch, tiểu đường, căng thẳng, suy nhược cơ thể... để được bác sĩ chuyên khoa điều trị căn nguyên gây ra huyết áp thấp thì hiệu quả sẽ cao hơn. 

Sau khi thăm khám, xét nghiệm tìm ra căn nguyên gây huyết áp thấp, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Bệnh nhân huyết áp nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn mặn hơn một chút, uống nhiều nước hơn. 

Ngậm vài hạt muối trong miệng giúp huyết áp ổn định ngay lập tức

Một số thói quen cần tránh

  • Lười uống nước: việc không uống đủ nước sẽ khiến lưu lượng tuần hoàn giảm và làm giảm huyết áp.
  • Thức khuya: Việc hệ thần kinh bị trì trệ sẽ khiến các hoạt động của cơ thể không được trôi chảy. Có giấc ngủ sâu là điều kiện hỗ trợ hệ thần kinh nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc. Nếu bị hoạt động nhiều, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình điều hòa huyết áp.
  • Ăn uống thất thường: hấp thụ dinh dưỡng không được sẽ khiến cho huyết áp bị tụt đột ngột.
  • Ăn quá no
  • Thay đổi tư thế đột ngột: choáng váng, chóng mặt là hậu quả đối với người có tiền sử huyết áp thấp nếu đang ngồi đứng lên nhanh chóng hoặc ngược lại.
Quỳnh Anh (T/H)
Theo Đời sống Plus