Đối với nhiều người, ớt là loại quả đã quá quen thuộc trong mỗi bữa ăn, thậm chí mọi người còn biết quả ớt là một loại dược liệu vô cùng tốt, nhưng ít ai biết rằng lá ớt cũng có những công dụng tuyệt vời không kém.
Ảnh minh họa
Nhiều người dùng lá ớt để nấu canh với tôm, thịt giúp bồi bổ cơ thể, ngoài ra món ăn nàycòn có lợi cho những bệnh nhân đái tháo đường. Canh nấu từ lá ớt có vị cay nhẹ, hơi đắng.
Lá ớt có tính chống nhiễm khuẩn, có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, nó còn có khả năng chữa lành chứng rối loạn da bệnh nấm, hoặc chấn thương.
Lá ớt rất giàu hóa chất thực vật phytochemcials và các phenolic acids, các chất này có tính kháng oxy hóa rất cao, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Những nghiên cứu mới nhất cho thấy, lá ớt có khả năng làm giảm lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể, làm hạn chế sư tăng trưởng của các loại vi khuẩn do ô nhiễm thức ăn và bảo vệ màng dạ dày trong những trường hợp bị nhiễm H.pylori.
Dùng vài lá ớt có kích thước lớn cho vào chảo, bỏ thêm dầu ô liu và đảo đều. Khi dầu vừa ấm thì vớt lá ra và dùng lá ớt ấm này đắp vào chỗ sưng đau như khớp, cơ sẽ giúp cải thiện tình hình.
Lấy lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo, mỗi thứ từ 10 – 20g, đem rửa sạch, giã nát cùng ít muối ăn rồi đắp vào vết thương hay mụn nhọt, đầu đinh. Hoặc lấy lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5 – 10g, giã nát đắp vào nơi mụn nhọt. Ngày thay thuốc 1 lần.
Ảnh minh họa
Lá ớt (loại ớt chỉ thiên quả nhỏ) đem giã nhỏ, thêm nước và ít muối, chắt nước cho người bệnh uống, bã đắp vào răng sẽ tỉnh.
Lấy 100g lá ớt chỉ thiên (chú ý loại lá già để có tác dụng tốt nhất), cho lá vào máy xay với 500ml nước đun sôi để nguội và 2g muối, lọc phần nước cho bệnh nhân uống, phần lá ớt thì đắp vào răng sẽ giúp bệnh nhân chóng hồi phục.
Rửa sạch lá ớt, giã nát rồi đem sao nóng, thêm rượu trắng vào rồi sao tiếp. Sau đó trộn với rượu trắng rồi bọc trong một chiếc khăn mỏng hoặc túi vải chườm lên phần lưng bị đau, xoa đi xoa lại nhiều lần. Mỗi ngày làm 1 lần, làm liên tục chỉ trong khoảng 2 tuần chứng đau lưng sẽ hết. Nếu lá ớt đã nguội có thể tận dụng lại 1-2 lần, đem sao nóng lên dùng lại vẫn hiệu quả.
Ăn ớt cay có thể làm bạn chảy nước mắt, tuy nhiên ớt có rất nhiều tiền chất vitamin A như cà chua vậy. Và lá ớt cũng vậy, có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như: C, tiền vitamin A, nhờ vậy có khả năng làm chậm sự lão hóa mắt.
Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.
Ảnh minh họa
Theo y học cổ truyền, quả ớt có vị cay xé, tính rất nóng, có tác dụng dẫn hỏa, tiêu đờm, làm ấm bụng, thông kinh lạc, giúp dễ tiêu, sát trùng, hạ sốt và điều trị tiêu chảy hắc loạn.
Cách dùng: uống 0, 3 – 1 g bột ớt mỗi ngày (vo thành viên). Bên cạnh đó, cồn ớt tươi (1 phần ớt, 2 phần cồn 33 độ) còn được dùng ngoài da trong điều trị đau lưng, đau dây thần kinh do thấp khớp, bại liệt, thống phong
Rễ ớt có tác dụng hoạt huyết, tán thũng, được dùng trong điều trị đau bụng kinh niên bằng cách lấy rễ ớt, rễ chanh và rễ xuyên tiêu (mỗi loại 10 g) sao vàng, sắc uống trong ngày.