Thứ sáu, 26/04/2024 | 17:35
RSS

Bác sĩ phát hoảng với người đàn ông vào viện cùng những ngón tay đứt rời trong thùng đá

Thứ sáu, 20/04/2018, 20:00 (GMT+7)

Người đàn ông nhập viện với bàn tay đứt rời và do thời gian các ngón tay bị đứt rời để trong thùng đá quá lâu lại bảo quản không đúng cách nên đã không thể nối lại.

Những ngón tay đứt rời của người đàn ông sau tai nạn
Những ngón tay đứt rời của người đàn ông sau tai nạn. Ảnh: Người lao động

Hôm nay (20/4), Bệnh viện Sài Gòn ITO vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị đứt lìa nhiều ngón tay nhưng không thể nối lại được.

Bệnh nhân là anh N.V.H (44 tuổi; ở Đồng Tháp) do bị tai nạn nên bàn tay phải bị dập nát, 3 ngón giữa bị đứt lìa hoàn toàn.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc phần da nham nhở, khâu lại và cầm máu cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, người nhà của anh H, đã không bảo quản đúng cách dẫn đến các ngón tay bị hoại tử.

Theo các bác sĩ thay vì phải bọc ngón tay bị đứt trong một túi nilon rồi mới đặt vào thùng nước đá thì người nhà bệnh nhân lại để phần chi ngâm trực tiếp vào đá lạnh. Bên cạnh đó, thời gian di chuyển từ Đồng Tháp lên bệnh viện ở Sài Gòn mất gần 9 tiếng nên các mô tế bào của ngón tay đã bị hoại tử, bác sĩ không thể khâu nối lại được.

Qua trường hợp đáng tiếc trên, các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cáo, phần cơ thể bị đứt lìa không được tưới máu, các mô thiếu oxy và dưỡng chất.

Những ngón tay đứt rời của người đàn ông sau tai nạn bị hoại tử
Phần đứt rời của ngón tay đã không được bảo quản đúng cách. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam

Nếu phần đứt được bảo quản đúng cách với điều kiện môi trường bảo quản từ 2 đến 8 độ C thì có thể tăng thời gian sống lên 1-1,5 lần.

Các bác sĩ cũng chia sẻ, chứng kiến một phần cơ thể bị đứt rời ra khỏi cơ thể là một điều khủng khiếp gây hoảng loạn cho bản thân người bị nạn và gia đình hoặc những người có mặt tại hiện trường tai nạn.

Thành công của ca phẫu thuật nối chi bi đứt lìa phụ thuộc vào cách bảo quản ban đầu đối với phần chi đứt lìa. Khi gặp trường hợp đó điều quan trọng là phải thật bình tĩnh và nhanh chóng sơ cứu người bị nạn ngay lập tức để đảm bảo sự an toàn cho người bị nạn và có cơ hội được khâu nối phần chi đã bị đứt lìa. Nếu khâu này thực hiện không đúng thì việc khâu nối sẽ thất bại...

Thời gian vàng để khâu nối cứu sống thường không được quá 6 giờ sau đó. Vì vậy, khi mang phần chi đứt lìa, cần lưu ý, rửa sạch bộ phận đứt bằng nước muối sinh lý hoặc nước đun sôi để nguội (nghiêm cấm rửa bằng xà phòng) và không đươc bỏ trực tiếp phần đứt  vào thùng nước đá lạnh.  


Xem thêm Clip: Chủ xe Toyota giải thích vì sao giao kèo với tài xế bẻ lái đổ vỡ

Minh Trang (T/H)
Theo Ngườilaođộng/NôngnghiệpVN