Không ngủ được vào buổi trưa có phải là mất ngủ?

01-08-2019 10:37:54

Dù biết giấc ngủ trưa rất quan trọng nhưng nhiều người dù tìm đủ mọi cách vẫn không ngủ trưa được. Tìm ra tác hại của việc không ngủ trưa và cách để dễ ngủ hơn.

80% Trường hợp mất ngủ do thiếu máu lên não

Có những người nhất là nhân viên văn phòng dù làm đủ mọi cách vẫn không ngủ trưa được dù biết việc ngủ trưa từ 15 – 60 phút mỗi ngày mang lại rất nhiều lợi ích. Lâu dần dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đầu óc kém tỉnh táo, làm việc buổi chiều không đạt hiệu quả cao. Vậy việc không ngủ buổi trưa được có tác hại như nào và liệu có cách nào để có thể ngủ dễ hơn?

Tác dụng của việc ngủ trưa đúng cách

Ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa cải thiện đáng kể sức khỏe và tâm trạng của chúng ta. Nếu như cơ thể trải qua quá trình làm việc căng thẳng, mệt mỏi vào buổi sáng mà không được ngủ vào buổi trưa, hậu quả sẽ khiến trí nhớ suy giảm, thần kinh suy nhược, thậm chí tăng dung nạp glucose gây tình trạng béo bụng. Trong khi những người ngủ được buổi trưa được hưởng nhiều lợi ích từ việc này như não bộ có thời gian để nghỉ ngơi, hỗ trợ giảm cân, phục hồi hệ thống miễn dịch.

Ngủ trưa đúng cách còn giúp sản sinh ra serotonin, bão hòa hormone căng thẳng giúp giảm lo lắng, hạn chế trầm cảm và kích động. Các nhà nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của giấc ngủ trưa ngắn và cà phê. Họ phát hiện ra rằng những người ngủ trưa từ 15 đến 30 phút tỉnh táo hơn và tiếp tục hoạt động tốt hơn trong thời gian còn lại của ngày so với những người thay vì đi ngủ trưa, đã uống 150mg caffein hoặc một cốc trà cỡ lớn.

 
Ngủ trưa rất cần thiết đối với những người làm việc văn phòng

Ngủ trưa bao nhiêu là đủ?

Theo bà Sarah C. Mednick – Thạc sỹ khoa học thần kinh và là một nhà nghiên cứu chuyên sâu về giấc ngủ của con người tại Đại học Notre Dame, đã đưa ra những kết luận khoa học về tác dụng của giấc ngủ trưa tùy theo số phút đối với việc hình thành và lưu trữ ký ức, cảm xúc của con người. Theo đó cách ngủ trưa khoa học là ngủ 15 phút, giúp cải thiện sự tỉnh táo, tâm trạng và nâng cao hiệu suất làm việc đáng kể. Một giấc ngủ dài hơn từ 30-90 phút vẫn nằm trong giới hạn và có thể củng cố trí nhớ, sự sáng tạo và quyết định các phản ứng xúc cảm của con người.

 

Thời gian ngủ trưa khác nhau cũng có tác dụng khác nhau

Cụ thể:

  • Ngủ trưa 10 -20 phút: Thời gian ngủ này giúp tăng mức năng lượng của cơ thể nhanh chóng, cải thiện sự tỉnh táo. Vì chúng ta mới chỉ ngủ mơ màng nên dễ dàng thức dậy và lấy lại sự nhanh nhẹn để tiếp tục làm việc buổi chiều.
  • Ngủ 30 - 45 phút: Ngủ trưa khoảng 30 phút có thể giúp chúng ta tăng khả năng sáng tạo, củng cố khả năng ghi nhớ một cách chi tiết.
  • Ngủ từ 60 phút: Giấc ngủ đã sâu hơn, khó đánh thức hơn và phù hợp cho các bạn sinh viên đang ôn thi cần nghỉ ngơi hợp lý. Thời gian một giờ đồng hồ có thể cải thiện khả năng ghi nhớ các sự kiện, những khuôn mặt và tên người lâu hơn. Tuy nhiên, để thức dậy và lấy lại tỉnh táo thì sẽ khó khăn, tốn nhiều thời gian hơn so với những giấc ngủ ngắn.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng không ngủ trưa được

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng không ngủ được vào buổi trưa đặc biệt đối với dân văn phòng. Mặc dù không được coi chính thức việc không ngủ trưa được là tình trạng mất ngủ, tuy nhiên việc không ngủ trưa được kéo dài cũng sẽ dẫn đến những tình trạng giống như bị mất ngủ kinh niên.

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Mất ngủ do sinh hoạt: Dùng chất kích thích gây hưng phấn, như thuốc lá, rượu, cafe, trà đặc, ăn quá no trước khi ngủ, thay đổi lịch ngủ, thay đổi múi giờ, căng thẳng, lo âu, vui mừng quá mức… tất cả đều bằng cách nào đó làm co vi mạch, cản trở lưu thông máu và ô xy lên não, gây thiếu máu não, khó ngủ, mất ngủ.
  • Nguyên nhân thực thể: Do bệnh tật gây đau như viêm xoang, loét dạ dày, đau khớp, do rối loạn tâm thần, trầm cảm… hoặc do dùng nhiều loại thuốc trị bệnh gây mất ngủ như thuốc đau đầu, kháng viêm steroid, lợi tiểu…

Ngoài ra trong các nguyên nhân hay gặp thì phổ biến nhất nhưng lại hay bị bỏ qua nhất là thiểu năng tuần hoàn đặc biệt là thiểu năng tuần hoàn não. Người bị mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não có thể bị thêm các triệu chứng:  Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,  ù tai, đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ, đau mỏi, tê bì chân tay.
 

Nguyên Đồng
Theo Đời sống Plus/GĐVN //