Rối loạn giấc ngủ là gì? Nhận biết triệu chứng để điều trị đúng cách

28-02-2023 16:59:15

Rối loạn giấc ngủ là gì? Bị mất ngủ thường xuyên có được gọi là rối loạn giấc ngủ không? Liệu bệnh này có gây ảnh hưởng gì nguy hiểm cho sức khỏe hay không? Có phương án điều trị nào cho hiệu quả nhanh mà chi phí lại tiết kiệm không?

Bài viết này sẽ gửi tới bạn những thông tin quan trọng hữu ích liên quan đến rối loạn giấc ngủ

1. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Chúng ta dành ra khoảng 24 năm 4 tháng trong đời người để ngủ” – Đây là con số được đưa ra sau kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đức trên nhóm đối tượng có tuổi thọ trung bình 78. Nhưng với những người bị rối loạn giấc ngủ, tổng thời gian ngủ của họ hoặc là không đạt, hoặc là vượt quá nhiều so với con số đó, dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Giải thích khái niệm rối loạn giấc ngủ là gì cần phải nhắc đến tổng thời gian ngủ/ngày và chất lượng giấc ngủ của mỗi người. Nhu cầu giấc ngủ ở mỗi giai đoạn độ tuổi là khác nhau, có thể xem chi tiết ở bảng dưới đây:

Nhu cầu giấc ngủ các độ tuổi

Trẻ sơ sinh (0-3 tháng) 14-17h/ngày
Trẻ nhỏ (4-11 tháng)
12-15h/ngày
Trẻ vừa biết đi (1-2 tuổi) 11-14h/ngày
Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi) 10-13h/ngày
Trẻ đi học (6-13 tuổi) 9-11h/ngày
Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) 8-10h/ngày
Người trưởng thành (26-64 tuổi) 7-9h/ngày
Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên 7-8h/ngày

Ở mỗi giai đoạn độ tuổi, nếu chúng ta ngủ ít hơn số liệu chuẩn từ 2 tiếng/ngày thì được gọi là thiếu ngủ, và nếu ngủ nhiều sơn số liệu chuẩn từ 2 tiếng/ngày thì được gọi là ngủ nhiều. Ngoài ra, cũng phải xét đến chất lượng giấc ngủ ở những người mắc rối loạn cũng không đạt được thỏa mãn về mặt sức khỏe cơ bản.

Có 4 thể đặc trưng phân loại rõ nhất của rối loạn giấc ngủ đó là: 

  • Mất ngủ
  • Ngủ quá nhiều
  • Rối loạn liên quan đến giấc ngủ
  • Rối loạn nhịp thức ngủ.

2. Nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ 

2.1. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ thể mất ngủ (Insomnia)

Mất ngủ là thể phổ biến nhất của chứng rối loạn giấc ngủ. Trong khi đó, nguyên nhân hàng đầu gây ra mất ngủ phổ biến nhất là do thiếu máu lên não (chiếm đến 80-90% các trường hợp). Não ở người trưởng thành chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại sử dụng đến 15% lưu lượng máu được bơm từ tim, tương đương 20% tổng lượng oxy tiêu thụ.

Vậy nên, nếu như não bộ không được tưới máu đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều hành tổng quát, mất ngủ và rối loạn mất ngủ chỉ là một trong những hệ quả. Những người thường xuyên mất ngủ cần đặc biệt chú ý đến nguyên nhân này.

Mất ngủ cũng có thể do một số nguyên nhân khác ngoài thiếu máu lên não, ví dụ như:

  • Rối loạn giấc ngủ do dùng nhiều chất kích thích trước khi ngủ: cà phê, thuốc lá, trà, rượu bia, đồ uống có ga… hoặc do ăn quá no trước khi đi ngủ.
  • Một số bệnh lý cũng góp phần khiến cho giấc ngủ bị rối loạn, ví dụ tiểu đêm, trào ngược thực quản, hen suyễn, khó thở khi ngủ, dị ứng đêm, chuột rút, rối loạn nhịp tim, suy tim, cường tuyến giáp trạng, đau cơ xương khớp…
  • Một số loại thuốc đang sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ là rối loạn giấc ngủ, ví dụ thuốc điều trị hen suyễn, trầm cảm, huyết áp cao…
  • Sang chấn tâm lý hoặc gặp nhiều điều bất lợi liên tiếp (về kinh tế, xã hội, gia đình, bản thân…).
  • Do sự thay đổi môi trường sống, thay đổi múi giờ…

2.2. Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ thể ngủ nhiều (Hypersomnia)

Có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng ngủ quá nhiều như:

  • Ngủ nhiều do thiếu ngủ: Đây là nhu cầu bình thường của cơ thể. Những người phải làm việc liên tục, phụ nữ mới sinh con… được ngủ quá ít mỗi ngày đều có cảm giác buồn ngủ.
  • Ngủ nhiều do dùng thuốc: Một vài loại thuốc có tác dụng phụ khiến cho người bệnh bị buồn ngủ, ngủ nhiều như thuốc ngủ, thuốc an thần, chống trầm cảm, loạn thần, động kinh, giãn cơ, chống dị ứng…
  • Ngủ nhiều không rõ nguyên nhân: Có nhiều đối tượng kể cả sau khi khám bác sĩ cũng không xác định được lý do cụ thể của tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn mệt mỏi. Ở những người này giấc ngủ mỗi đêm sẽ kéo dài bất thường và họ gặp nhiều khó khăn để thức dậy mỗi buổi sáng.

2.3. Nguyên nhân rối loạn liên quan đến giấc ngủ (Parasomnia)

Các rối loạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau ở mỗi người mỗi thời điểm (xem chi tiết triệu chứng ở mục 3.), vậy nên để xác định rõ nguyên nhân cũng khá phức tạp.

Có thể tổng quát lại một vài nguyên nhân phổ biến như sau: Do sử dụng chất kích thích (trạng thái say), do bị sốc tâm lý, ám ảnh về một vấn đề gì đó trong cuộc sống, phụ nữ có thai hoặc nam/nữ lớn tuổi, cơ thể suy yếu, thiếu máu não, thiếu magie, căng thẳng, stress quá độ, sử dụng thuốc an thần...

2.4. Nguyên nhân rối loạn nhịp thức ngủ (Sleep-Wake Schedule Disturbance)

Rối loạn nhịp thức ngủ thường liên quan nhiều đến vấn đề tuổi tác (thường gặp ở tuổi già), lệch múi giờ (ví dụ trên máy bay, di chuyển đến quốc gia mà múi giờ bị chênh lệch nhiều…), sự thay đổi địa điểm và không gian giấc ngủ…

3. Những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết rối loạn giấc ngủ

Chứng rối loạn giấc ngủ lại có biểu hiện ở mỗi người mỗi khác, cụ thể như sau:

3.1. Rối loạn giấc ngủ dạng mất ngủ (Insomnia)

Tổng thời gian ngủ bị giảm, giấc ngủ chỉ kéo dài được khoảng 3-4 tiếng mỗi ngày, thậm chí ít hơn; Gặp khó khăn khi bắt đầu ngủ; Dễ tỉnh giấc vào ban đêm, trằn trọc; Tỉnh dậy rất sớm; Sau khi ngủ dậy không thấy thoải mái mà rất mệt mỏi; Dáng vẻ phổ biến là hai mắt thâm quầng, dạng vẻ lờ đờ, kém tập trung, hay ngáp vặt.

Đặc biệt ở những người bị mất ngủ do thiếu máu não thường có biểu hiện như không buồn ngủ, rất khó khăn để vào giấc; nếu ngủ được cũng không sâu giấc, dễ giật mình tỉnh dậy trong đêm, cảm giác bồn chồn, tê chân tê tay, mỏi cổ mỏi vai gáy không ngủ tiếp được, thao thức đến gần sáng thì lại ngủ được nên khi tỉnh dậy rất mệt mỏi, ban ngày ngủ gà gật không tỉnh táo.

Ngoài ra, người bị mất ngủ do thiếu máu lên não còn thường có một số triệu chứng kèm theo khá điển hình như hay bị đau đầu/đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy, suy giảm trí nhớ, kém tập trung…

3.2. Rối loạn giấc ngủ dạng ngủ nhiều (Hypersomnia)

Lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, hay ngủ gật vào ban ngày, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, dễ cáu gắt, khi ngủ thì li bì và khó tỉnh dậy. Đôi khi người bệnh có thể cưỡng lại được cơn buồn ngủ nhưng sau những lần ngủ dậy thì cơ thể vẫn cảm thấy mệt, uể oải.

3.3. Rối loạn liên quan đến giấc ngủ (Parasomnia)

Có khá nhiều dạng biểu hiện khác nhau ở mỗi người: Thức dậy trong trạng thái hoang mang, không nhớ trước khi ngủ đã làm gì; Mê sảng, thậm chí là mộng du; Rối loạn thần kinh thực vật (toát mồ hôi, thở mạnh, tim đập nhanh…); Giật mình (khi mơ màng chuẩn bị đi vào giấc); Co cứng chi dưới lúc ngủ (còn gọi là “chuột rút”, thường gặp ở phụ nữ có thai); Mơ nhiều ác mộng; Liệt khi ngủ (dân gian thường gọi là “bóng đè”); Rối loạn cương cứng trong lúc ngủ (nam giới); Nghiến răng…

3.4. Rối loạn nhịp thức ngủ (Sleep-Wake Schedule Disturbance)

Rất khó ngủ ở những địa điểm lạ, muốn ngủ nhưng không ngủ được hoặc đang ngủ thì tỉnh giấc, có cảm giác rất hoang mang. Trong khi đó nếu đổi về địa điểm quen thuộc thì người bệnh lại có thể ngủ được bình thường.

4. Có những phương pháp nào có thể điều trị rối loạn giấc ngủ?

Bệnh rối loạn giấc ngủ có thể điều trị bằng cách không dùng thuốc và có dùng thuốc. Phương pháp không dùng thuốc chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh lý nhẹ, mới khởi phát, không phức tạp và cũng nên duy trì thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp chữa rối loạn giấc ngủ có dùng thuốc sẽ được phân tích rõ hơn ở mục dưới đây.

Một số giải pháp điều trị không dùng thuốc có thể kể đến như:

  • Thư giãn tâm lý: Những người bị rối loạn kéo dài hay… sợ ngủ vì đó là khoảng thời gian khá mệt mỏi và căng thẳng. Càng lo lắng thì lại càng khó ngủ và ngược lại. Những người bệnh này cần tìm đến các giải pháp thư giãn tâm lý phù hợp, tránh căng thẳng stress trước khi ngủ.
  • Thay đổi một số thói quen sinh hoạt cũng như tập luyện, ăn uống khoa học, ví dụ như tránh các chất kích thích, ăn ngủ đúng giờ, rèn luyện thể thao…
  • Tránh ngủ bất thường vào ban ngày.
  • Điều trị sớm các bệnh lý khác có liên quan (hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu...).
  • Dù bị mất ngủ thì cũng chỉ nằm trên giường trong khoảng thời gian của một giấc ngủ bình thường, không cố ép ngủ lệch giờ.
  • Đối với nam giới có thể thử giải pháp tình dục đều đặn, khoa học sẽ giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

5. Rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì?

5.1. Bị rối loạn giấc ngủ có thể uống thuốc Tây

Lưu ý: Thuốc Tây chữa rối loạn giấc ngủ cần được kê đơn và sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và dùng thuốc tại nhà.

Trước đây, thuốc nhóm benzodiazepin thường được áp dụng để điều trị rối loạn giấc ngủ. Nhưng nhóm này nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây ra hội chứng hay quên, phụ thuộc thuốc, thậm chí đối với các bệnh nhân cao tuổi còn gây ra giãn cơ, dễ ngã. Vậy nên hiện tại nhóm thuốc này đã bị hạn chế.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng cũng được áp dụng phổ biến, có hiệu quả khá tốt nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ như đắng miệng, khô miệng, mệt mỏi, cần chú ý khi áp dụng cho người thừa cân, béo phì, người lái xe và vận hành máy móc.

Amphetamin cũng từng được sử dụng vào buổi sáng nhằm kích thích tỉnh táo cho các bệnh nhân nhưng hiện đã bị cấm vì bị coi là ma túy. Một số loại thuốc khác chống trầm cảm ức chế chọn lọc thụ cảm thể serotonin được đưa ra thay thế nhưng hiệu quả không cao.

5.2. Thuốc Đông y chữa rối loạn giấc ngủ

Đông y gọi bệnh rối loạn giấc ngủ là chứng “bất mị”, “bất đặc miên”, “thất miên”. Nguyên nhân được xác định là do các tạng tâm, tỳ, can, thận bị suy yếu, thận âm hao tổn không hòa hợp với tâm, khiến tinh khí hư tổn, tinh thần bất yên, tâm âm hư, tâm hỏa vượng, rối loạn giấc ngủ là điều tất nhiên. Muốn chữa bệnh thì phải bồi bổ tâm tỳ, thư can giải uất, an thần trấn kinh.

Có rất nhiều loại thảo dược có thể tạo ra hiệu quả tốt được ứng dụng trong Đông y điều trị rối loạn giấc ngủ như: Lạc tiên, Tâm sen, Xuyên khung, Xích thược, Thục địa, Ngưu tất, Ích mẫu, Đương quy, Viễn chí, Phục thần, Bạch truật, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Táo nhân, Dạ giao đằng, Bá tử nhân, Ngũ vị tử, Huyền sâm, Mạch môn, Hoàng liên, Thạch xương bồ, Mẫu lệ sống, Long cốt…

Các loại thảo dược này kết hợp tạo ra rất nhiều bài thuốc tốt. Cần lưu ý, trong Đông y, việc lựa chọn thành phần rất quan trọng nhưng hiệu quả lại được quyết định rất nhiều ở tỷ lệ trong công thức thành phần thảo dược cũng như cách thức bào chế. Vì thế người bệnh cần tìm hiểu cẩn trọng trước khi quyết định sử dụng.

Muốn cải thiện chứng mất ngủ hiệu quả cần chọn đúng sản phẩm tốt. Chỉ có những sản phẩm Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 được bào chế theo các phương pháp đặc biệt trong Ngự y mật phương, tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO mới đem lại hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp, nhất là trong điều trị bệnh mạn tính. Tiêu chuẩn GMP-WHO là hệ thống quy định và những hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra sản phẩm đạt chất lượng đăng ký và an toàn cho người sử dụng.

Sản phẩm mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 mang tinh hoa của phương pháp bào chế bí truyền Ngự y mật phương nhưng được hoàn thiện ở hình thức hiện đại (viên nén nhỏ, chia gói theo liều uống trực tiếp), rất tiện dụng, hầu như tất cả mọi đối tượng đều có thể sử dụng và không có tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài.

Quan trọng hơn, sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả rất rõ rệt cho những người bị rối loạn giấc ngủ. 85% người sử dụng. Viên mất ngủ Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2 đặc biệt phù hợp cho những người bị rối loạn giấc ngủ kinh niên, đã trải qua nhiều phương pháp điều trị trước đó nhưng không có hiệu quả hoặc vẫn tái phát nhiều lần.

6. Một số lời khuyên hữu ích cho người bị rối loạn giấc ngủ

  • Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, nhất là trước khi đến giờ ngủ.
  • Tập một vài bài thể dục vừa sức mỗi ngày, có thể tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
  • Tự tạo cho mình thói quen ngủ và dậy đúng giờ.
  • Nếu thừa cân, hãy cố gắng giảm cân.
  • Hạn chế các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, không lành mạnh.
  • Tạo một không gian lý tưởng để ngủ: đủ tối, đủ yên tĩnh, giường đệm thoải mái, sạch sẽ…
  • Có thể sử dụng tinh dầu nhẹ nhàng hoặc tắm nước nóng, nghe nhạc trước khi ngủ để tinh thần thoải mái hơn.

Giấc ngủ thực sự vô cùng quan trọng. Nó là thời gian cần thiết để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi và tái tạo trí nhớ.

Vậy nên, nếu để tình trạng rối loạn giấc ngủ diễn ra liên tục kéo dài, toàn bộ cả cơ thể đều bị ảnh hưởng, nặng nhất là não bộ.

Ngoài hiểu đúng bệnh, can thiệp sớm, người bệnh cần lựa chọn giải pháp đúng đắn. Một phương pháp điều trị hoàn hảo cần đạt được những tiêu chí:

  • Mang lại hiệu quả thực tế, không thổi phồng công dụng;
  • Hạn chế hoặc không gây ra tác dụng phụ trong và sau thời gian sử dụng;
  • Liệu trình không quá kéo dài gây hoang mang cho người bệnh;
  • Sau khi ngưng sử dụng cũng ít bị tái phát trở lại;
  • Người bệnh được theo dõi để xây dựng liệu trình sử dụng phù hợp nhất;
  • Chi phí hợp lý.

 

Ds Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //