Ngày Tết, cẩn trọng với 8 loại rau quả hấp dẫn nhưng có thể "ngậm" hóa chất
Dịp lễ Tết với mâm cao cỗ đầy, nhiều người thích những món ăn ngày Tết nhẹ nhàng từ rau quả để thay đổi khẩu vị. Cần lưu ý những loại rau thường được sử dụng sau có thể gây ngộ độc thực phẩm, nặng có thể bị ung thư.
Thống kê trong những năm gần đây cho thấy, mỗi dịp Tết đến có hàng nghìn người ngộ độc thực phẩm. Có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, các loại rau quả với dư lượng hóa chất vượt mức cho phép là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Rau cải
Đây là loại rau thường xuất hiện nhiều vào dịp cuối Đông nên được sử dụng nhiều trong mỗi dịp Tết. Loại rau này thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch.
Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.
Nếu bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
Cần tây
Cần tây là món ăn yêu thích ngày Tết, loại rau này thường được dùng để xào nấu cùng với thịt bò. Trung bình, có tới 64 loại chất độc khó có thể được rửa trôi ở cần tây. Về cơ bản, rễ cần tây hấp thu cực tốt chất lỏng từ lòng đất, nhưng cũng thông qua cơ chế đó, các độc tố cũng dễ dàng được đưa vào thân rau. Nên hạn chế ăn loại rau này.
Dưa leo
Dưa leo là một món ăn ngày Tết giúp giải rượu tốt (Ảnh internet)
Ngày Tết nhâm nhi chén rượu, các quý ông thường kèm theo một đĩa dưa leo để “làm mồi”. Dưa leo luôn được phun nhiều loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để cho quả suông mượt.
Người trồng dưa thường phun thuốc liên tục, thậm chí hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán. Nếu ăn dưa leo không rửa kĩ, không gọt vỏ sẽ dễ bị ngộ độc với các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt đau đầu.
Giá đỗ
Nếu thân giá trắng, to, mập, giòn và hầu như không có rễ là những loại giá đỗ đã dùng chất tích nước và diệt phần rễ khi ngâm ủ. Những loại giá đỗ này, mặc dù chứa nhiều hóa chất độc hại nhưng lại rất hấp dẫn người tiêu dùng.
Đậu que
Đậu que bóng, ít lông tơ, dài, đốt nào rõ đốt nấy là kết quả của việc lạm dụng phân bón lá. Nếu tất cả số đậu được bày bán đều không có vết sâu bọ, chứng tỏ đậu đã bị phun thuốc trừ sâu trước khi đưa ra tiêu thụ.
Cà chua
Theo VnExpress, để cà chua chín đều, đẹp thì người trồng hay sử dụng các loại thuốc ủ chín hoa quả. Chính vì vậy, chọn những trái cà chua xanh và chờ chín dần để sử dụng thì sẽ an toàn hơn. Hoặc bạn có thể cho vào túi cà chua xanh vài quả tao để giúp cà chua chín nhanh hơn.
Mướp đắng
Mướp đắng là một loại quả có nguy cơ chứa nhiều hóa chất độc hại (Ảnh internet)
Mướp đắng là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì nó mát và bổ. Đặc biệt là có thể làm hài hòa khẩu vị trong những ngày “mâm cao cỗ đầy”.
Hơn nữa nhiều người còn dùng nó như một loại thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Nhưng mướp đắng cũng đã bị "vạch mặt" là loại quả chứa nhiều thuốc bảo vệ thực phẩm, chất kích thích do người trồng hám lợi để phun vào quả để thu lời – Theo VTC.
Khoai tây
Khoai tây được phun rất nhiều hóa chất để ngăn chặn sâu bọ hủy hoại phần mầm còn non và mềm. Phần đất xung quanh nơi trồng khoai cũng được rải hóa chất để ngăn các loại cây khác mọc chiếm chỗ. Quá trình tích lũy chất độc hại ngay từ ban đầu khiến khoai tây dễ nhiễm độc sâu từ cốt lõi.