Hậu quả trợt loét toàn thân vì thiếu vitamin quan trọng
Chỉ vì chế độ ăn thiếu vitamin B3 kéo dài, người đàn ông vào Hà Nội nhập viện trong tình trạng vùng da mặt, tay, chân trợt loét, chảy dịch, bội nhiễm.
Hậu quả trợt loét toàn thân vì thiếu vitamin quan trọng. Bệnh nhân sau 2 tuần điều trị, tổn thương da dần khô, không còn trợt loét, chảy dịch. Ảnh Dân Trí.
Theo thông tin từ Dân Trí, với độ tuổi 63, chỉ nặng 40 kg, ông được chẩn đoán mắc bệnh Pellagra do thiếu vi chất niacin hay còn được gọi là vitamin B3 hoặc vitamin PP. Bệnh nhân tên N.V. T, ở Mỹ Đức, Hà Nội. Hậu quả trợt loét toàn thân vì thiếu vitamin quan trọng. Ông này có tiền sử ốm yếu đã hơn 10 năm nay, không còn sức lao động, vợ làm ruộng và được 4 người con công việc không ổn định.
Th.BS Nguyễn Minh Thu, Phó khoa Điều trị bệnh da nam giới, Bệnh viện Da Liễu Trung ương (Hà Nội) cho biết: Những tổn thương của bệnh nhân có dấu hiệu bội nhiễm, chảy dịch rất nhiều, trên cơ địa bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Bệnh nhân rất gày, cân nặng chưa được 40kg, có bệnh kèm theo như rối loạn tiêu hóa, trí nhớ giảm, sa sút trí tuệ.
Đước biết, bệnh nhân nhập viện từ ngày 13/5 trong tình trạng rất nặng, tổn thương da thấy rõ ở vùng da hở như mặt, tay. Diễn biến bệnh ngày càng nặng, sốt cao kéo dài, tổn thương trợt loét toàn thân, thể trạng yếu, nhiễm trùng nặng, albumin giảm, tiên lượng rất nặng nề.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt (điều trị kháng sinh, nâng cao thể trạng, thay băng hằng ngày) theo dõi sát sao vì sợ có tình trạng bội nhiễm dễ dẫn đến nhiễm khuẩn vào trong máu. Hiện bệnh nhân đang có tiên lượng ổn định, tổn thương da khô lành, không xuất hiện thêm tổn thương mới.
Được biết, Pellagra Bệnh Pellagra là một loại bệnh xuất hiện khi cơ thể bị rối loại vitamin PP. Đặc biệt ở những người chế độ ăn kiêng ngô hoàn toàn mặc dù ngô đã được làm chín. Thương tổn của da được phát hiện ở vùng hở, nặng lên mùa xuân hè và giảm vào mùa đông.
Vitamin PP gồm 2 chất: axit nicotinic hay thường gọi là niacin và amit nicotinic hay còn gọi là nicotiamit. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa axit trytophan cũng góp phần gây nên bệnh Pellagra. Bệnh có thể gây biến chứng nặng hơn đến nội tạng như tiêu hóa, thần kinh và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống không hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: ăn ngô hay lúa, miến không nguyên chất, thực phẩm không được qua chế biến hoặc chỉ ăn một món mà không ăn thêm các loại ngũ cốc khác hoặc do chế độ ăn hoàn toàn bằng rau, khiến cơ thể thiếu vitamin PP.
Rối loạn khả năng hấp thụ của các cơ quan tiêu hóa. Bệnh nhân thuộc trường hợp này không chỉ thiếu vitamin PP mà còn thiếu các vitamin B1, B2, B6. Bệnh còn do rối loạn chuyển hóa axit amin tryptophan. Bệnh cũng có thể do sử dụng thuốc có ảnh hưởng tới chuyển hóa và hấp thu vitamin PP như: rrimifon, sulfamid, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm. Pellagra còn xuất hiện do bệnh nhân có khối u ác tính.
Bệnh Pellagra cần được hiểu đúng về nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh. Từ đó bạn nên sớm thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị hợp lý.