Đau họng sốt cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm không?

25-08-2021 14:23:17

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, bất cứ ai bị đau họng sốt hẳn cũng sẽ rất lo lắng. Đau họng và sốt có phải đã mắc Covid-19 hay là dấu hiệu của bệnh gì khác?

Có rất nhiều căn bệnh có triệu chứng đau họng sốt

Đau họng sốt có phải dấu hiệu của Covid-19?

Đau họng và sốt là 2 trong số rất nhiều triệu chứng của Covid-19. Tuy vậy, không thể dựa vào 2 triệu chứng này để khẳng định có phải là Covid hay không. Muốn xác định rõ thì cần phải thực hiện xét nghiệm.

Các triệu chứng Covid thường gặp nhất là:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Mệt mỏi

Các triệu chứng ít gặp hơn:

  • Đau nhức cơ thể
  • Đau họng
  • Tiêu chảy
  • Viêm kết mạc
  • Đau đầu
  • Mất vị giác hoặc khứu giác
  • Da nổi mẩn hay ngón tay hoặc ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái

Các triệu chứng nghiêm trọng:

  • Khó thở
  • Đau hoặc tức ngực
  • Mất khả năng nói hoặc cử động

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ Covid-19, tốt nhất là nên thông báo cho cơ quan y tế ngay. Một số trường hợp mắc Covid-19 không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ, chỉ hơi đau họng, ho nhưng có thể lây lan coronavirus sang người khác và gây ra triệu chứng nặng, nguy hiểm. Do vậy, nếu nghi ngờ dấu hiệu Covid-19, tốt nhất nên tự cách ly và thông báo cho cơ quan y tế để được xét nghiệm và điều trị (nếu có).


Đau họng và sốt chỉ là 2 trong số rất nhiều triệu chứng của Covid-19

Đau họng và sốt là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau họng và sốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh đường hô hấp. Tiêu biểu như:

Viêm họng

Đau họng, viêm họng có thể do rất nhiều nguyên nhân, như la hét quá to, nhiễm lạnh, uống nước đá lạnh, nhiễm virus, không khí ô nhiễm. Lúc này, họng thường bị đau, rát, khô, kích ứng, có thể sốt nhẹ hoặc không.

Viêm họng cũng có thể do liên cầu khuẩn gây ra. Nếu là do liên cầu khuẩn, họng thường bị sưng đỏ, thậm chí mưng mủ, đau họng phát sốt. Viêm họng liên cầu khuẩn dễ phát sinh biến chứng nếu không được điều trị sớm.

Viêm amidan

Đau họng sốt cũng là triệu chứng điển hình của viêm amidan. Một số biểu hiện khác là amidan sưng tấy, đỏ, thậm chí có màng trắng, họng khô rát, không muốn ăn hay uống, vướng họng, khó thở, đau tức ngực.

Viêm amidan dễ biến chứng tại chỗ và các cơ quan lân cận khác, nên cần điều trị đúng và kịp thời.

Cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh đường hô hấp phổ biến nhất ở cả người lớn và trẻ nhỏ, do virus gây ra. Thực tế, có hơn 200 chủng virus gây cảm lạnh, trong đó rhinovirus là chủng phổ biến nhất gây ra hơn 50% ca nhiễm bệnh.

Cảm lạnh thường gây sổ mũi, đau họng, không sốt cao nhưng thân nhiệt tăng nhẹ, hơi "âm ấm", cơ thể mệt mỏi.

Cảm cúm

Cảm cúm cũng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Cảm cúm thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh, do có nhiều triệu chứng tương đồng. Tuy nhiên, các triệu chứng của cảm cúm thường nặng hơn, đặc biệt là sốt cao, đau họng, đau đầu, đau mỏi cơ.

Sốt siêu vi

Dấu hiệu đặc trưng nhất của sốt siêu vi là sốt cao đột ngột, đau họng, khô miệng, mệt mỏi, đau nhức người, nhức đầu, phát ban. Sốt siêu vi phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, thường thuyên giảm sau 3-5 ngày nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản không chỉ gây khàn tiếng, mất giọng nói mà còn có thể kích hoạt các triệu chứng đau họng và sốt do thanh quản bị nhiễm trùng.

Viêm thanh quản thường tự hết, nhưng cũng cần đề phòng bởi nhiễm trùng có thể lan rộng tới các bộ phận khác của đường hô hấp.

Viêm thanh quản cũng gây đau họng sốt

Đau họng bị sốt điều trị như thế nào?

Đi khám để được bác sĩ điều trị

Nếu tình trạng sốt và đau họng kéo dài vài ngày không thuyên giảm, hoặc các triệu chứng bất thường thì tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ điều trị phù hợp.

Ngoài việc thăm khám lâm sàng thông qua các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, có thể bác sĩ sẽ đề nghị làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, dịch mũi họng, nội soi họng... Dựa vào kết quả xét nghiệm cùng với việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kết luận và chỉ định loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc sau đây có thể được chỉ định gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt
  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc kháng sinh (trong trường hợp nhiễm khuẩn)
  • Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi nếu dịch mũi tiết nhiều gây ngạt tắc mũi

Các biện pháp khắc phục tại nhà

  • Chườm khăn, dùng miếng dán hạ sốt

Để hỗ trợ hạ sốt, có thể dùng khăn nhúng nước ấm rồi chườm lên trán, lau nách, bẹn. Ngoài ra, có thể dùng miếng dán hạ sốt tạo cảm giác mát lạnh, dễ chịu hơn.

  • Uống nhiều nước ấm

Khi bị đau họng sẽ gây khó nuốt, đau khi nuốt nên nhiều người không muốn ăn hay uống. Tuy nhiên, miệng và họng khô sẽ gây kích ứng họng và khó chịu nhiều hơn. Để giảm đau họng, có thể uống nước ấm, trà thảo mộc ấm, trà chanh và mật ong ấm.

Mật ong có tính kháng khuẩn, làm dịu cổ họng, chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thỉnh thoảng nhấm nháp chút trà chanh mật ong ấm không chỉ làm dịu cổ họng mà còn giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cúm, viêm họng...

Uống trà chanh, mật ong, gừng giúp giảm nhanh viêm họng, đau họng

  • Ăn đồ ăn mềm, giàu dinh dưỡng

Để cơ thể nhanh hồi phục, người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Nếu không muốn ăn nhiều thì nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như súp gà, cháo thịt mềm...

  • Súc miệng họng bằng nước muối

Nước muối giúp kháng khuẩn, làm sạch miệng họng, giúp giảm nhiễm trùng.

  • Dùng xịt họng thảo dược

Sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược tiêu biểu như Dung dịch xịt họng Nhất Nhất có chứa các thành phần dược liệu giúp giảm kích ứng họng, làm dịu vùng hầu họng, hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, viêm amidan, thanh quản.

Do có vòi xịt dài nên dung dịch xịt họng có tác dụng tại chỗ vùng hầu họng, có tác dụng nhanh. Sản phẩm có thành phần thảo dược an toàn nên có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Người bị đau họng có thể tham khảo sử dụng kèm các biện pháp hỗ trợ điều trị khác.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ: Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

 

DS Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Thời đại //