Con đường từ đại gia nghìn tỷ đến vòng lao lý của “ông lớn” Sacombank Trầm Bê
Từ một đại gia nghìn tỷ, từ Chủ tịch Ngân hàng Sacombank, Trầm Bê đã vướng vào vòng lao lý sau vụ việc cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng.
Ông Trầm Bê – Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn – Thương tín vừa bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) - Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng.
Cuộc đời thăng trầm của vị đại gia với nhiều thú "chơi ngông"
Ông Trầm Bê sinh năm 1959 tại Trà Vinh là một người Việt gốc Hoa. Ông Trầm Bê đi lên từ khai thác gỗ như ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đến năm 1991, ông Trầm Bê bắt đầu sự nghiệp của mình với công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh.
Trầm Bê bị bắt. Ảnh Tri Thức Trực Tuyến
Sau 10 năm gây tiếng vang với ngành gỗ, năm 2001, Trầm Bê bước chân vào thị trường bất động sản bằng việc đầu tư 13% vốn vào Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI).
Thời kỳ này, thị trường bất động sản như một “miếng bánh béo bở” khiến tiếng vang của Trầm Bê “phút chốc thăng hoa”. Sau khi bước chân vào BCCI, Trầm Bê bắt đầu đầu tư xây dựng Bệnh viện Triều An khi thời điểm nhà nước đang chủ trương xã hội hóa ngành y tế.
Sau đó, Trầm Bê tiếp tục dấn thân vào thị trường Nông nghiệp với cương vị là Chủ tịch HĐQT của Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn từ năm 2002 - 2004 và đến năm 2009, Trầm Bê tiếp tục “cho ra đời” Công ty Cổ phần An Phú ở thị trường này.
Là người có tham vọng, vào năm 2004, Trầm Bê chính thức “ghi dấu ấn” của mình trên lĩnh vực tài chính ngân hàng khi trở thành thành viên trong Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank).
Khi SouthernBank đã đi vào ổn định và đây cũng là thời điểm hựng thịnh của ngành ngân hàng, SouthernBank cho ra đời Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).
Những tưởng “ông lớn” này sẽ gắn bó lâu dài với SouthernBank thế nhưng 2012, ông Trầm Bê cùng con trai Trầm Khải Hòa đã bất ngờ rút khỏi ban lãnh đạo của SouthernBank để tham gia HĐQT của Sacomban. Tại đây, Trầm Bê giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank.
"Ngọn ngành" Sacombank Trầm Bê. Nguồn: VTC1
Tháng 11/2015 ông đã bất ngờ từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch thường trực tại Sacombank. Tuy nhiên, vào năm 2016, đột ngột nợ xấu ở Sacombank tăng lên sau thương vụ sát nhập. Hoạt động kinh doanh của Sacombank dần dần “bị lỗ”. Đến ngày 24/2/2017, Ngân hàng Nhà nước mới chính thức chấp thuận cho cha con ông Trầm Bê và Trầm Khải Hòa chấm dứt quyền điều hành tại Sacombank.
Mối lương duyên với Phạm Công Danh và con đường đi tới vòng lao lý
Một trong những việc đẩy cánh cảnh bước vào vòng lao lý là việc Trầm Bê là việc "ông lớn" này đã cho Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam - VNCB, Tập đoàn Thiên Thanh) vay 1.800 tỷ đồng.
Động thái bắt tạm giam Trầm Bê là một trong những việc nằm trong tiến trình điều tra đại án Phạm Công Danh gây thất thoát 15.000 tỷ đồng.
Sacombank dưới thời Trầm Bê liên tục tăng nợ xấu sau thương vụ "cá lớn nuốt cá bé". Ảnh Vnexpress
Theo đó, Trầm Bê đã tiếp tay cho Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang Sacombank bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập trên hồ sơ vay vốn tại Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.800 tỷ đồng.
Trong phi vụ “vay nóng’ này, Trầm Bê đã có chủ trương “giải ngân trước, chứng từ sau”. Số tiền vay được từ Sacombank, ông Danh trả nợ cho BIDV 1.700 tỷ đồng - khoản vay để chuyển nhượng 5 lô đất thuộc dự án Khu phức hợp TM&DV cao tầng tại Sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng.