5 thực phẩm 'đại ky' tuyệt đối không chế biến cùng thịt lợn
Thịt lợn món dễ ăn, dễ chế biến nhưng cần chú ý đại kỵ khi kết hợp thịt lợn với những thực phẩm dưới đây kẻo mang bệnh vào người.
Không chỉ thịt lợn mà ngay cả phụ phẩm như nội tạng, óc, gan, lưỡi,.. đều chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất nên đều có thể chế biến thành rất nhiều món ngon. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi mua cần biết phân biệt đâu là thịt lợn sạch, đâu là thịt lợn bị nhiễm bẩn.
Không nấu cùng thịt trâu, thịt bò
Theo Đông y thì thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn nên chúng tương khắc với nhau, khi chế biến chung sẽ làm giảm thế mạnh của nhau làm cho giá trị dinh dưỡng của hai loại thịt đều bị giảm đi đáng kể, the Gia đình & Xã hội.
Ngoài ra thịt lợn cũng được khuyên không nấu chung với thịt trâu vì lâu dài dễ gây chứng sán dây, sán sơ mít. Do đó để đảm bảo hương vị của hai thực phẩm này, bạn nên nấu riêng từng loại để dễ chế biến và đảm bảo dinh dưỡng cũng như mùi vị hơn.
Không nấu gừng với thịt lợn
Gừng là nguyên liệu quen thuộc thường được các bà nội trợ sử dụng khi chế biến để ướp và khử mùi tanh của thịt sống. Tuy nhiên gừng sống thuộc hỏa còn thịt lợn thuộc thủy, khi kết hợp với nhau sẽ gây ra chứng phong thấp, nổi các nốt đen trên mặt cho người ăn.
Không nấu cùng gan dê
Xưa nay có câu "Thịt heo mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu". Nhìn chung, các loại gan nói chung đều cấm kỵ sử dụng chung với thịt heo đặc biệt là gan dê. Lý do, gan dê có mùi gây, hơi hôi, khi xào cùng thịt heo sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu. Chưa kể, theo Đông y nếu ăn gan dê chung với thịt heo sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây đầy bụng, khó chịu và đau.
Không nấu cùng đỗ tương
Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 - 80% là phốt pho, nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Không nấu cùng chim cút, chim bồ câu
Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.
Để chọn được thịt tươi, ngon cần lưu ý những đặc điểm sau:
Thịt tươi có lớp màng khô, có màu đỏ tươi, bề mặt hơi se lại. Mặt cắt miếng thịt có màu hồng sáng, da trắng hồng, mềm mại. Phần mỡ có màu sáng, chắc, có mùi thơm đặc trưng. Phần khớp xương láng và trong. Tủy xương bám chặt vào thành ống và trong suốt.
Ngược lại, thịt ôi có màu sắc nhợt nhạt, sờ vào miếng thịt thấy nhớt (nhớt ít hoặc nhiều tùy mức độ ôi). Phần mỡ tối màu, có dấu hiệu bở hoặc vữa ra; khớp xương có nhiều nhớt, xuất hiện dịch đục; phần tủy bị tróc ra khỏi thành ống hoặc có dấu hiệu tróc ra, màu sắc tối hoặc nâu.
Trường hợp miếng thịt có màu đỏ sậm ngả sang đen, bóng loáng thì đó là lợn nuôi bằng chất tạo nạc. Loại thịt này ăn sẽ thấy khô, xơ, không có vị béo.
Khi thấy miếng thịt có màu xanh nhạt hay thâm đen thì đó là loại ôi, đã để quá lâu. Còn miếng thịt có da đỏ thì đó là lợn bị bệnh. Khi rửa, thấy chuyển màu nhợt nhạt và có mùi tanh chứng tỏ thịt đã bị thoa phẩm màu pha với tiết lợn để nhìn đẹp mắt và tươi ngon.