10 điều cần biết khi chăm sóc người bị đột quỵ
Chăm sóc người bị đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là một thử thách rất lớn, không những đòi hỏi sự tận tâm, chu đáo mà bạn cần phải có kiến thức. Làm thế nào để giúp người bệnh phục hồi nhanh và không bị tái phát?
1. Tìm hiểu rõ về loại thuốc mà người bị đột quỵ đang uống
Bạn cần hiểu rõ những thuốc mà người thân đang dùng cùng với những tác dụng không mong muốn đặc trưng của những thuốc này. Ví dụ, người bệnh đột quỵ do nhồi máu sẽ cần dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc có thể khiến cơ thể dễ bị chảy máu và khó cầm. Người bệnh có thể dễ bị bầm tím da hoặc nặng hơn có thể viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa. Khi đó, bạn cần lưu ý về những dấu hiệu như đau vùng thượng vị hay đi ngoài phân đen.
2. Quan sát cách bố trí vật dụng trong phòng và thay đổi (nếu cần)
Hãy quan sát cách bố trí vật dụng trong nhà và điều chỉnh cho phù hợp với sinh hoạt của người bị đột quỵ. Nên thiết kế tay vịn, đặc biệt ở nhà tắm, nhà vệ sinh để tránh nguy cơ ngã cho người thân.
Cần sắp xếp vật dụng trong nhà cho phù hợp với sinh hoạt của người bệnh
3. Đảm bảo chế độ ăn uống cho người bệnh thật tốt
25% các trường hợp đột quỵ và nhồi máu cơ tim bị tái phát bệnh lần thứ 2. Do đó, hãy đảm bảo người thân bạn có chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe, tập luyện thể lực thường xuyên, tuân thủ dùng thuốc và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.
4. Tìm hiểu về khả năng phục hồi của người bệnh
Khả năng phục hồi nhanh hay chậm, ít hay nhiều phụ thuộc vào vị trí và diện tích não bị tổn thương, nghị lực của người bệnh, biện pháp điều trị, hỗ trợ của người thân, thời lượng và chất lượng của việc tập luyện, và sức khỏe của người bệnh trước khi bị đột quỵ.
5. Hiểu rõ về thời gian cần thiết để phục hồi sau đột quỵ
Việc phục hồi diễn ra nhanh nhất trong khoảng thời gian 3 – 4 tháng đầu sau khi đột quỵ. Nhiều trường hợp, người bệnh vẫn tiếp tục cải thiện tốt trong 1 – 2 năm sau đó. Sau khoảng thời gian này, người bệnh vẫn có thể tiếp tục phục hồi nhưng quá trình đó rất chậm và cần nhiều sự cố gắng.
Quá trình phục hồi phụ thuộc nhiều yếu tố, có thể nhanh hoặc rất chậm
6. Đừng coi thường nếu người bệnh bị ngã
Ngã là một biểu hiện rất phổ biến ở người bệnh đột quỵ do tình trạng rối loạn vận động hoặc yếu cơ. Sau khi ngã, người bệnh có thể bị đau, bầm tím hoặc chảy máu. Lúc này hãy đưa người bệnh đi kiểm tra để phát hiện những tổn thương nếu có. Nếu người thân bạn bị ngã (dù là nhẹ) nhiều hơn 2 lần trong vòng 6 tháng, bạn cần đưa người thân đi kiểm tra và điều trị
7. Theo dõi, đánh giá quá trình hồi phục
Liệu trình tập luyện của người bệnh phụ thuộc vào mức độ phục hồi của họ theo thời gian. Trong thời gian tăng cường luyện tập, người bệnh cần đạt được sự phục hồi nhất định sau mỗi tuần. Vì vậy, theo dõi quá trình phục hồi sẽ giúp điều chỉnh chế độ luyện tập cho phù hợp.
8. Hãy để ý các dấu hiệu trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh lý rất phổ biến xuất hiện ở người sau đột quỵ, xảy ra ở 30 – 50% số người bệnh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tái vận động và phục hồi của người bệnh. Do đó, việc động viên liên tục của người thân là rất cần thiết nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của cảm xúc.
9. Tự chăm sóc chính bản thân mình
Việc chăm sóc người thân mắc đột quỵ là một quá trình đầy khó khăn và áp lực. Bạn có thể cần khoảng thời gian nghỉ ngơi bằng cách nhờ một người thân khác giúp đỡ. Đồng thời, bản thân bạn cũng cần ăn uống lành mạnh, tập luyện thể lực và nghỉ ngơi đầy đủ.
10. Tìm hiểu thuốc Đông y hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não
Đông y có nhiều bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát tai biến mạch máu não. Trong đó có bài thuốc bí truyền hiệu quả đã được chuyển giao sản xuất thành thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả thực sự. Bạn có thể tìm hiểu để mua cho người thân dùng, để hạn chế dùng thuốc Tây và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Meken – hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0329/2017/XNQC-QLD |