Viêm mũi xoang mạn tính: Giảm nhanh các triệu chứng không hề khó
Viêm mũi xoang mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Có nhiều cách đơn giản giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi xoang mạn tính ngay tại nhà.
Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh lý đường hô hấp phổ biến
MỤC LỤC:
Viêm mũi xoang mạn tính là gì?
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn tính
Triệu chứng viêm mũi xoang mạn tính
Biến chứng của viêm mũi xoang mạn tính
Điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Xịt xoang và thuốc xoang Đông y – giải pháp cho viêm mũi xoang mãn tính
Viêm mũi xoang mạn tính là gì?
Viêm mũi xoang xảy ra khi niêm mạc xoang bị nhiễm trùng hoặc bị kích ứng, sưng tấy và tiết ra nhiều chất nhầy. Sưng niêm mạc có thể khiến cho việc thoát chất nhầy bị cản trở, dẫn đến tích tụ, gây nghẹt mũi, đau nặng vùng mặt.
Có 3 loại viêm mũi xoang mạn tính:
- Viêm mũi xoang mạn tính không có polyp mũi
- Viêm mũi xoang mạn tính kèm polyp mũi
- Viêm mũi xoang mạn tính kèm dị ứng
Nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn tính
Các nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mũi xoang mạn tính bao gồm:
- Tắc nghẽn ngăn xoang thoát nước: do tổn thương tại mũi hoặc mặt, polyp mũi và khối u hoặc nhiễm trùng mạn tính. Lệch vách ngăn xoang làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nhiễm trùng bất thường: một số bệnh nhiễm trùng ví dụ nhiễm nấm hoặc vi khuẩn đa kháng, thường không khỏi khi điều trị với kháng sinh thông thường.
- Màng sinh học: Màng sinh học là một tập hợp vi khuẩn tạo ra một lớp màng dày tương tự như mảng bám trên răng.
- Bộ ba ASA khác (còn được gọi là bộ ba Sampter) được đặc trưng bởi polyp mũi, hen suyễn và không dung nạp aspirin.
- Suy giảm hệ miễn dịch: suy yếu hệ thống miễn dịch khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng và dễ viêm nhiễm hơn.
- Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc chất kích thích trong không khí.
Viêm mũi xoang mãn tính do nhiều nguyên nhân gây ra
Triệu chứng viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang mạn tính là sự xuất hiện kéo dài trong hơn 12 tuần của ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Khó chịu, đau và nhức đầu (nhiều hơn khi bị polyp mũi)
- Đau họng, hơi thở hôi, đau răng (răng hàm trên)
- Giảm vị giác, giảm hoặc mất khứu giác, chán ăn
- Ho khan mạn tính (chủ yếu ở trẻ em)
- Khó chịu, dễ mệt mỏi
- Rối loạn thị giác
- Làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn
- Sốt không rõ nguyên nhân
- Khi bệnh trở nên trầm trọng, có thể xuất hiện tình trạng nghẹt mũi đột ngột, đau và áp lực ở xoang, sổ mũi, đỏ/chảy nước mắt, thở khò khè, tức ngực và ho.
Biến chứng của viêm mũi xoang mạn tính
Biến chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng ở xoang hoặc các cấu trúc xung quanh xoang. Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan và gây ra các bệnh nghiêm trọng.
Trong số ít các trường hợp, bệnh có thể gây các biến chứng khác như: giảm khứu giác, u nang tại mũi hoặc xoang, nhiễm trùng mắt, mũi hoặc thậm chí là não.
Điều trị viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang mạn tính là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn trong hầu hết các trường hợp, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát để không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Mục tiêu điều trị chính là kiểm soát các yếu tố nguy cơ, điều trị các bệnh nhiễm trùng, giảm phù nề các mô xoang và tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn lưu dịch tiết xoang.
Điều trị bằng thuốc và phẫu thuật
- Thuốc xịt co mạch: Giúp giảm sưng tấy niêm mạc mũi, giảm nghẹt mũi.
- Thuốc dị ứng: Giảm các triệu chứng dị ứng của viêm xoang do dị ứng.
- Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định trong các trường hợp viêm do vi khuẩn.
- Thuốc giảm viêm: Giảm tình trạng viêm trong niêm mạc mũi xoang.
- Liệu pháp miễn dịch: Đối với bệnh viêm xoang do dị ứng gây ra hoặc trở nên trầm trọng hơn, việc tiêm phòng dị ứng có thể hữu ích.
Người bị viêm mũi xoang mãn tính có thể cần phải dùng nhiều loại thuốc
Đối với các trường hợp viêm mũi xoang mạn tính không cải thiện khi dùng thuốc, phẫu thuật xoang nội soi thường được chỉ định.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang mạn tính
Người bị viêm mũi xoang mạn tính có thể thực hiện một số biện pháp để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy dịch mũi, giảm đau nặng vùng mũi như sau:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
- Xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng mũi xoang để làm loãng dịch nhầy và giảm áp lực vùng mũi
- Xông hơi giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi xoang
- Xịt mũi xoang thảo dược giúp giảm nghẹt mũi và thông xoang mũi
- Dùng thuốc xoang Đông y giúp tiêu viêm, thông mũi
Xịt xoang và thuốc xoang Đông y – giải pháp cho viêm mũi xoang mãn tính
Viêm xoang mãn tính là căn bệnh hay tái phát, do đó, người bệnh cần phải dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh, giảm đau thường xuyên, tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Do đó, xu hướng mà nhiều người tin chọn hiện nay là sử dụng các sản phẩm Đông y do đặc tính an toàn, hiệu quả lâu dài, ít hoặc không có tác dụng phụ. Tiêu biểu trong số đó là xịt mũi xoang thảo dược và thuốc xoang Đông y dạng viên nén.
Dung dịch xịt mũi xoang thảo dược được chiết xuất từ các dược liệu tốt cho vùng mũi xoang như bạch chỉ, thương nhĩ tử, ngũ sắc… giúp hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Thuốc xoang Đông y dạng viên nén có thành phần là các thảo dược như thương nhĩ tử, hoàng kỳ, phòng phong, tân di hoa, bạch truật, bạc hà, kim ngân hoa, bạch chỉ… có tác dụng tiêu viêm, thông mũi, dùng trong các trường hợp bị nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Dung dịch mũi xoang thảo dược (ví dụ Xịt mũi xoang Nhất Nhất) và thuốc xoang Đông y dạng viên nén (ví dụ Thuốc Xoang Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị viêm mũi xoang mãn tính có thể tham khảo sử dụng.
Dung dịch xịt Mũi Xoang Nhất Nhất Thành phần: Bạch chỉ, Thương nhĩ tử, Ngũ sắc, Natri benzoate, Natri chloride, nước tinh khiết vừa đủ. Công dụng: Hỗ trợ thông xoang mũi, làm giảm hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính. Cách sử dụng: Xịt 1-2 nhịp xịt/lần mỗi bên mũi, 3-4 lần/ngày Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO Thuốc Xoang Nhất Nhất Tác dụng – Chỉ định: Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi Chỉ định: Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính. |