Tình trạng ra mồ hôi lạnh sau Covid-19 phải làm sao?
Thường xuyên gặp phải tình trạng ra mồ hôi lạnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra tuy nhiên nhiều người bị Covid-19 đã khỏi bệnh vẫn gặp phải. Nhận biết các biện pháp giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả.
Ra mồ hôi lạnh là tình trạng nhiều bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh vẫn gặp phải
Ra mồ hôi lạnh là gì?
Ra mồ hôi lạnh là khi các bộ phận trên cơ thể cảm thấy lạnh, bủn rủn tay chân dù cơ thể đã được giữ ấm hoặc ở môi trường có nhiệt độ bình thường kèm theo tình trạng buồn nôn chóng mặt.
Nhiều người từng bị mắc Covid-19 gặp phải tình trạng này. Như chị Mai Lan (Hà Đông, Hà Nội) bị mắc Covid-19 từ tháng 1 khi đã tiêm 2 mũi vắc xin và đã khỏi bệnh sau khi điều trị tại nhà. Dù từng là F0 không triệu chứng nhưng khi khỏi bệnh chị lại thường xuyên cảm giác chóng mặt và ra mồ hôi lạnh. Chị thường phải đi tất, mặc quần áo ấm nhưng vẫn thấy tay chân lạnh buốt.
Hoặc như chị Ngọc (Khánh Hòa) đã khỏi Covid-19 được 1 tháng, dù thời tiết miền Nam khá nóng nhưng chị vẫn thường xuyên có cảm giác lạnh run, nổi da gà và đổ mồ hôi lạnh. Khi có cảm giác này chị rất lo lắng sợ mình bị tái nhiễm nhưng khi test nhanh chỉ lên 1 vạch.
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga – Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Hà Nội) cho biết đã gặp nhiều bệnh nhân có triệu chứng ớn lạnh, giảm thân nhiệt hậu Covid-19. Theo bác sĩ: “Đây là một trong những rối loạn cơ thể sau khi khỏi Covid-19, nổi da gà dù nhiệt độ bên ngoài không thay đổi.”
Nguyên do dẫn tới ra mồ hôi lạnh sau khi nhiễm Covid-19
Đổ mồ hôi lạnh khiến nhiều người cảm thấy rét run dù thời tiết ở mức bình thường
Theo một nghiên cứu của Survivor Corps (mạng lưới y tế toàn cầu) chứng ra mồ hôi lạnh được xếp vào nhóm rối loạn chung của cơ thể. Trong 5.107 người tham gia nghiên cứu, cảm giác sốt hoặc sợ lạnh biểu hiện ở 441 người. Tuy nhiên, tình trạng này không phải xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm của cơ thể mà là triệu chứng cơ năng.
Theo bác sĩ Hoàng, tình trạng ra mồ hôi lạnh có thể xuất phát từ tình trạng vi huyết khối gây tắc mạch ở các mao mạch nhỏ khiến cho máu lưu thông kém. Bên cạnh đó, có thể do hiện tượng rối loạn thần kinh thực vật sau Covid-19 gây ra do căng thẳng, stress dẫn đến rối loạn co thắt mạch máu.
Bác sĩ Hoàng cho biết: “Tình trạng này khiến cơ chế điều nhiệt trên cơ thể bị rối loạn, không điều chỉnh được nhiệt độ theo nhu cầu của cơ thể với môi trường bên ngoài”. Vì thế mà nhiều người bệnh F0 hậu Covid-19 thường xuyên cảm thấy ớn lạnh. Tuy triệu chứng này không quá nguy hiểm, không tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nhưng lại khiến nhiều người lo sợ, gây khó khăn trong sinh hoạt và công việc.
Dù có hay không có triệu chứng khi nhiễm Covid-19 thì vẫn nên tái khám sau khi khỏi bệnh
Chính vì thế mà người bệnh Covid-19 dù có triệu chứng hay không được khuyên khám sức khỏe tổng quát sau khi khỏi bệnh. Đối với người bệnh nặng nên tái khám sau 1 – 2 tuần; những người mắc Covid-19 nhẹ hay không triệu chứng thì nên khám bệnh sau khi khỏi 3 - 4 tuần.
Biện pháp khắc phục tình trạng ra mồ hôi lạnh
Chú ý nên đảm bảo bữa ăn đầy đủ dinh dướng sau khi khỏi bệnh
Thông thường các triệu chứng ra mồ hôi lạnh thường chỉ kéo dài từ 6 tuần cho tới vài tháng sau khi nhiễm Covid-19. Người bệnh có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp dưới đây để giảm khó chịu và nhanh chóng bình phục:
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ các chất gồm: protein, chất béo, tinh bột và các chất khoáng và các vitamin.
- Duy trì lịch ăn đều đặn ngày 3 bữa và ăn vào đúng giờ để duy trì lịch sinh hoạt khỏe mạnh. Không nên bỏ bữa có thể khiến giúp tạo ra ít nhiệt khiến bạn luôn bị lạnh.
- Tập thể dục hàng tuần, ít nhất mỗi tuần 5 lần và mỗi lần 20 phút. Bài tập bơi lội, đi bộ có lợi cho tim mạch và cải thiện lưu thông nói chung.
- Massage bàn tay và bàn chân với dầu gừng, sả hoặc quế khi có cảm giác ớn lạnh để làm ấm khắp cơ thể.
- Nghỉ ngơi khi có hiện tượng chóng mặt để tránh bị vấp ngã gay nguy hiểm.
- Ngủ nghỉ đúng giờ tránh thức khuya và đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Bổ sung men tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh tránh buồn nôn.
- Với người hay bị chóng mặt thì nên đem theo bình giữ nhiệt nước ấm bên ngoài kèm vời trà gừng, nước chanh ấm hoặc vài viên kẹo ngọt. Nếu khi cảm thấy chóng mặt và ởn lạnh thì có thể uống trà ấm và ngậm kẹo để nhanh chóng trờ lại bình thường.
- Sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y để giúp bổ huyết hoạt huyết, hỗ trợ loại bỏ các vi huyết khối ở trong các mao mạch nhỏ để mạch máu lưu thông cũng sẽ giúp giảm được tình trạng này sau khi bị Covid-19.
Bài thuốc Thập toàn đại bổ - Bổ khí thông huyết giúp giảm tình trạng ra mồ hôi lạnh
Theo Y học cổ truyền, chứng ớn lạnh được xếp theo chứng “ổ hàn” – khi tà khí còn chưa giải hết, hoặc “khí hư, dương hư” – khi chính khí của cơ thể hư suy sau khi nhiễm ngoại tà. Để loại bỏ phục tà, phục hồi chính khí có thể sử dụng bài thuốc Thập toàn đại bổ giúp bồi bổ khí huyết, trị suy nhược cơ thể kèm dương hư.
Kết hợp 10 dược liệu quý, bài thuốc cổ xưa Thập Toàn đại bổ trị chóng mặt, ớn lạnh, buồn nôn rất hiệu quả. Bài thuốc Đông y quý này hiện được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng.
Người bệnh Covid-19 sau khi khỏi bệnh có thể tham khảo duy trì uống thuốc Đông y Thập Toàn Đại Bổ đều đặng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên để bồi bổ khí huyết, giảm các triệu chứng suy nhược, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, • Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; • Phụ nữ mới sinh Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng. Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất |