Sôi bụng liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị
Bất cứ ai cũng từng bị sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Nhưng nếu bị sôi bụng liên tục thì bạn chớ coi thường. Bởi đây có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, đau dạ dày…
Sôi bụng biểu hiện như thế nào?
Sôi bụng là tình trạng bụng (cụ thể là đường ruột) phát ra âm thanh. Sôi bụng xảy ra với tần suất dày đặc có thể là dấu hiệu cơ thể đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó.
Những người bị sôi bụng thường có các triệu chứng như sau:
- Bụng phát ra âm thanh “ùng ục” xuất hiện từng cơn, dễ dàng phát hiện khi âm thanh đủ lớn.
- Đau quặn bụng từng cơn, có thể giảm bớt khi người bệnh trung tiện hoặc đại tiện.
- Đau tăng lên và muốn đi đại tiện khi ăn.
- Chướng bụng trái kèm theo cảm giác mệt mỏi, hồi hộp, đau lưng, bực bội, ăn không ngon.
Sôi bụng thường kèm theo đau quặn bụng từng cơn
Phân biệt sôi bụng sinh lý và bệnh lý
Sôi bụng sinh lý
- Chỉ sôi khi đói bụng nhất là khi ngửi hoặc nhìn thấy những món ăn hấp dẫn
- Không kèm theo các triệu chứng đau bụng, chướng bụng
- Không có cảm giác chán ăn, mệt mỏi
Sôi bụng bệnh lý
- Sôi bụng bất cứ lúc nào
- Đau bụng, đi đại tiện ngay sau khi ăn
- Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, kèm theo các dấu hiệu bất thường khác.
Sôi bụng bệnh lý thường kèm theo đau bụng, đi đại tiện ngay sau ăn
Nguyên nhân dẫn đến sôi bụng
- Do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu như ngũ cốc, súp lơ, hành, tỏi, các loại đậu…
- Do thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói, nuốt nhiều không khí khi ăn, vừa ăn vừa nằm, ăn xong nằm luôn gây khó tiêu, tích tụ khí trong dạ dày dẫn đến sôi bụng.
- Do cơ thể thiếu hụt dưỡng chất và lượng calo cần thiết vì ăn uống vội vàng hoặc áp dụng chế độ ăn uống khác biệt để giảm cân.
- Do sử dụng nhiều chất kích thích, cà phê, rượu bia, nước ngọt… sinh hơi gây ra hiện tượng bụng sôi liên tục.
- Do một số bệnh lý về tiêu hóa như đại tràng co thắt, đại tràng kích thích và các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm hang vị…
Bị đại tràng co thắt, đại tràng kích thích thường gây sôi bụng
Cách xử lý thông minh khi bị sôi bụng liên tục
Thay đổi chế độ ăn uống
Trước hết cần hạn chế các thức ăn có thể sản sinh nhiều hơi như bắp cải, cải xoăn, cải xoong… Các thực phẩm có ủ men như bánh bao, bánh mì. Bên cạnh đó, cũng không nên dùng nhiều bánh kẹo ngọt, hoa quả chín quá ngọt…
Nên bổ sung nhiều rau xanh và các thực phẩm có tác dụng chống đầy hơi chướng bụng như tỏi. Bổ sung nhiều hoa quả tươi như chuối, táo, lê, bưởi và đặc biệt là sữa chua để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bổ sung nhiều hoa quả tươi để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Chườm ấm
Người bệnh có thể dùng túi chườm nóng chuyên dụng, lọ thủy tinh chứa nước ấm hoặc thấm nước ấm vào khăn mềm sạch chườm lên rốn, bẹ sườn phải hoặc khắp vùng bụng. Thực hiện trong 5-10 phút, khoảng 2-3 lần/ngày sẽ giúp bụng thoải mái hơn.
Xoa bóp, massage bụng
Để massage bụng hiệu quả, trước hết người bệnh cần làm ấm lòng bàn tay sau đó nhẹ nhàng áp lên bụng rồi xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Trước tiên xoa bóp ở vùng rốn rồi lan dần ra khắp bụng cho đến khi ợ hơi hoặc cảm thấy bụng dễ chịu hơn thì dừng. Có thể thoa ít dầu nóng lên tay trước khi massage để tăng hiệu quả.
Bị sôi bụng nên uống thuốc gì?
Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, người bệnh có thể tìm hiểu thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 để điều trị sôi bụng.
Đông y có nhiều bài thuốc điều trị các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa cũng như đại tràng. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo các bài trong sách thì khó mà có được sản phẩm hiệu quả vượt trội. Dù rất hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền kỳ diệu, như bài thuốc đại tràng là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho một Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO sản xuất thành thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng, đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Thuốc Đại Tràng Nhất Nhất nguốc gốc từ Thảo dược Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689 GPQC: 0495b/14/QLD-TT |