Sổ mũi kéo dài ở trẻ em: Rửa mũi không đúng dễ biến chứng nặng!
Sổ mũi kéo dài ở trẻ em khiến không ít cha mẹ lo lắng tìm cách điều trị. Rửa mũi là biện pháp thường được nhắc đến, nhưng nếu rửa không đúng cách trẻ sẽ bị viêm tai giữa, viêm xoang rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây sổ mũi kéo dài
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sổ mũi kéo dài ở trẻ nhỏ, từ dị ứng cho đến viêm xoang. Dưới đây là một vài thủ phạm có thể gây chảy nước mũi:
Dị ứng
Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây sổ mũi ở trẻ em. Các triệu chứng dị ứng thường gồm sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, mắt đỏ. Khi bị dị ứng nặng, trẻ cũng có thể bị đau họng, đau đầu, khó ngủ. Những triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh hoặc viêm xoang.
Nếu một đứa trẻ bị hen suyễn, tình trạng dị ứng không được kiểm soát có thể dẫn đến các triệu chứng hen suyễn như ho, khò khè và khó thở.
Nhiễm trùng
Do hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ nhỏ dễ bị nhiễm virus cảm lạnh, dẫn đến sổ mũi. Ban đầu nước mũi có màu trong, dần chuyển sang màu vàng hoặc xanh, mũi nghẹt, ho, đau họng, nhức đầu hoặc sốt.
Khi các triệu chứng cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày hoặc khi các triệu chứng nghiêm trọng hơn, như sốt trên 38,5 độ C trong 3 - 4 ngày thì có thể trẻ bị viêm xoang cần phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, hãy nhờ rằng, trẻ bị chảy nước mũi màu xanh không có nghĩa là đã bị viêm xoang.
Sổ mũi kéo dài cũng có thể là triệu chứng của bệnh cúm. Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh cúm sẽ nghiêm trọng hơn các triệu chứng cảm lạnh, bao gồm sốt cao, đau nhức cơ thể và mệt mỏi.
Nguyên nhân khác gây sổ mũi kéo dài
Vách ngăn lệch (sụn giữa hai lỗ mũi không thẳng và phân chia lỗ mũi không đều nhau), polyp mũi (là sự tăng trưởng do màng nhầy bị viêm trong xoang và hốc mũi) cũng có thể gây chảy nước mũi.
Kích ứng mũi do khói, mùi, thực phẩm hoặc thay đổi nhiệt độ và độ ẩm cũng là nguyên nhân gây chảy nước mũi.
Có một nguyên nhân khác tuy rất nguy hiểm nhưng nhiều người không biết đó là viêm mũi do thuốc. Viêm mũi do thuốc xảy ra do sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi trong thời gian dài khiến cơ thể bị lệ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc, gây chảy nước mũi cần phải dùng thuốc mới ngừng.
Tại sao rửa mũi không đúng cách lại rất nguy hiểm?
Rửa mũi là biện pháp được nhiều bác sĩ và phụ huynh áp dụng để rửa trôi dịch nhầy, bụi bẩn và viêm nhiễm trong hốc mũi của trẻ. Rửa đúng cách sẽ rất tốt, giúp giảm viêm mũi nhanh chóng, nhưng nếu không biết cách rửa, dịch nhầy (có chứa virus, vi khuẩn và bụi bẩn) cộng với nước muối sẽ bị chảy vào tai gây viêm tai giữa, chảy ngược lên hốc mũi gây viêm xoang, chảy xuống họng gây ho, sặc…
Do vậy, bạn chỉ nên rửa mũi cho con tại bệnh viện hoặc phòng khám tai mũi họng, được bác sĩ, y tá có tay nghề thực hiện. Bạn cũng có thể rửa mũi cho con tại nhà nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, y tá: đặt con nằm tư thế nào, nghiêng góc bao nhiêu độ, xịt dung dịch vào lỗ mũi ra sao… Nếu tự ý rửa mũi cho con không đúng theo hướng dẫn của người có chuyên môn, không những trẻ khó chịu, quấy khóc mà còn làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Điều trị sổ mũi kéo dài ở trẻ nhỏ như thế nào?
Dùng thuốc dị ứng
Ngay khi thấy trẻ bị sổ mũi có kèm theo các triệu chứng dị ứng khác, bạn cần cho trẻ dùng ngay thuốc kháng histamine để ngăn ngừa chảy nước mũi. Nếu thuốc có tác dụng, trẻ sẽ ngừng chảy nước mũi sau 1 – 2 ngày.
Xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi
Bạn nên tránh rửa mũi bằng xi lanh hay bất kỳ dụng cụ nào, chỉ nên xịt mũi nhẹ nhàng bằng dung dịch vệ sinh mũi như dung dịch vệ sinh mũi Zenko.
Ví dụ khi dùng dung dịch vệ sinh mũi Zenko thì cần lắc nhẹ chai, hơi ngả đầu trẻ ra sau một chút, bịt nhẹ 1 bên lỗ mũi, dùng lực vừa phải xịt bên lỗ mũi kia 1 – 2 lần. Thực hiện tương tự đối với bên mũi còn lại. Chờ vài phút cho dịch nhầy loãng ra rồi hướng dẫn trẻ xì mũi hoặc dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch. Làm theo cách này vừa làm sạch dịch nhầy trong lỗ mũi vừa giúp hốc mũi sạch, ngăn ngừa viêm mũi.
Ưu điểm của dung dịch vệ sinh mũi Zenko là có chứa nước muối biển và nước khoáng (có chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc) và tinh dầu thiên nhiên có mùi hương dịu nhẹ. Nước muối biển sẽ giúp sát khuẩn, làm sạch hốc mũi, các khoáng chất sẽ giúp làm se niêm mạc mũi. Niêm mạc mũi sạch sẽ nhanh chóng hồi phục, tình trạng sổ mũi kéo dài sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Xịt mũi cho trẻ bằng dung dịch vệ sinh xịt mũi giúp làm sạch mũi
Dùng máy tạo độ ẩm
Không khí quá khô nhất là trong phòng mở máy lạnh cả ngày sẽ làm khô mũi, nghẹt mũi, khó thở. Để giảm nghẹt mũi, sổ mũi, bạn nên dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ. Máy tạo độ ẩm rất dễ bị nấm mốc nên bạn cần vệ sinh sạch mỗi khi dùng, tránh phát tán vi khuẩn, nấm mốc ra không khí.
Ngâm chân trị sổ mũi kéo dài
Các bà các mẹ thường nói “chân ấm thì phổi ấm”, có lẽ không sai. Kinh nghiệm của các bà các mẹ là giữ đôi bàn chân của trẻ được ấm thì sẽ đỡ bị chảy nước mũi, cảm lạnh, cúm. Khi thấy trẻ bị chảy nước mũi, bạn hãy cho trẻ ngâm chân bằng nước ấm (cho gừng giã nhỏ và chút muối vào nồi nước, đun sôi để nguội bớt rồi cho trẻ ngâm chân). Nước nguội thì đổ đi, lau chân trẻ thật khô rồi massage gan bàn chân bằng tinh dầu tràm một lúc cho ấm. Thực hiện vài ngày như vậy, trẻ sẽ không còn ho hay chảy nước mũi nữa.
Dùng thuốc nhỏ mũi theo chỉ dẫn của thầy thuốc
Nếu trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm theo dịch nhầy có màu vàng hoặc xanh, tốt nhất bạn nên cho trẻ dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc thông mũi. Các loại thuốc này khá phổ biến và thông dụng, bạn có thể hỏi dược sĩ hoặc nhà thuốc gần nhà. Chỉ cần lưu ý không dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc thông mũi kéo dài kẻo gây nhờn thuốc, viêm mũi nặng hơn.
Cho trẻ đi khám
Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi kéo dài kèm các triệu chứng nghiêm trọng khác như sốt cao trên 3 ngày, quấy khóc, nghẹt cứng mũi khó thở, thở khò khè… tốt nhất nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và điều trị.
Dung dịch vệ sinh mũi ZENKO - Zenko giảm nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi tương đương Nước Biển Sâu của Pháp Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn...) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Zenko có dạng dành riêng cho người lớn và trẻ em. Xem thêm tại đây. Hotline tư vấn miễn phí: 1800.6689 |