Phòng chống ma túy học đường phải bắt đầu từ “gốc”
Thực trạng ma túy ngày một diễn biến phức tạp. Vì vậy, công tác phòng chống ma túy học đường trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Làm thế nào để cung cấp các kiến thức, giáo dục kỹ năng phòng, chống ma túy cho các em? Phải giáo dục từ đâu và triển khai theo từng nhóm đối tượng như thế nào?
Những con số đáng báo động
Theo thống kê của Bộ công an, tính đến cuối năm 2020, trong số hơn 235.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý của cả nước, dưới 16 tuổi chiếm 0,1%, từ 16 đến dưới 30 tuổi chiếm 48%, nếu tính đến độ tuổi 35 thì tỷ lệ này thậm chí lên đến 76%. Trong số những người sử dụng trái phép chất ma túy, có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu tiên có độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi. Đặc biệt ngày nay với sự xuất hiện ngày càng phổ biến, đa dạng về chủng loại, giá thành ngày càng rẻ, dễ cất giấu, sử dụng, tính độc hại cao của ma túy tổng hợp, nhiều em 13-14 tuổi đã sử dụng ma túy.
Phần lớn HSSV nhận biết được chất gây nghiện bất hợp pháp như: Thuốc phiện (93,8%), heroin (89,8%) và cần sa (75,9%). Tuy nhiên, nhiều người lại không biết về những loại ma túy mới xuất hiện như methaphetamine (ma túy đá). Chỉ có 56,4% người được hỏi cho rằng chất đó có khả năng gây nghiện.
Cần thiết trong giáo dục kỹ năng phòng chống ma túy
Cần trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng, kiến thức cơ bản về phòng, chống ma túy
Nguyên nhân do lối sống thực dụng, buông thả, thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà trường. Khi các em không có nhiều những kỹ năng để phòng chống ma túy. Và không nắm rõ các kỹ năng về ma túy. Dẫn đến không thể xử lý với nhiều tình huống như bị lôi kéo sử dụng ma túy.
Chính vì thế, cần trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng, kiến thức cơ bản về phòng, chống ma túy. Điều đó sẽ giúp các em chủ động tránh xa ma túy. Như vậy mới góp phần ngăn chặn được sự tấn công của các loại ma túy mới vào giới trẻ hiện nay.
Các đơn vị cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên. Chẳng hạn như hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, “Tuần sinh hoạt công dân – học sinh, sinh viên”. Tổ chức các hoạt động mít tinh, ra quân, kết hợp với việc tuyên truyền trên hệ thống thông tin của nhà trường.
Việc trang bị cho các em học sinh sinh những kỹ năng, kiến thức cơ bản này sẽ giúp các em chủ động tránh xa ma túy. Có như vậy mới góp phần ngăn chặn được sự tấn công của các loại ma túy mới vào giới trẻ hiện nay.
Gia đình và nhà trường đóng vai trò lớn trong công cuộc phòng chống ma túy học đường
Với tình trạng gia tăng đối tượng nghiện ma túy trong độ tuổi vị thành niên như hiện nay, việc giáo dục và tuyên truyền phòng chống ma túy với các em học sinh, sinh viên đang được đẩy lên hàng đầu. Điều này cho thấy trách nhiệm cũng như tầm quan trọng của nhà trường và gia đình trong việc bảo vệ thế hệ trẻ khỏi những hiểm họa ma túy.
Một trong số nguyên nhân chính khiến các em tìm đến ma túy là do sự thiếu hiểu biết về những tác hại mà chúng đem lại. Bởi vậy ngày càng nhiều đứa trẻ để bản thân bị sa đà và lôi kéo với tâm lý thử cho biết. Đây hoàn toàn có thể là tiền đề khiến các em trở nên phụ thuộc và lạm dụng vào ma túy.
Bởi vậy 2 môi trường gần gũi nhất với các em là gia đình và nhà trường có vai trò, trách nhiệm vô cùng quan trọng trong việc giáo dục và bảo vệ thế hệ trẻ khỏi những hiểm họa của ma túy. Tuy nhiên 1 thực tế đau lòng là không ít gia đình đang tìm cách lảng tránh việc này. Xuất phát từ khoảng cách giữa 2 thế hệ, nhiều cha mẹ đã chọn cách im lặng khi không biết phải giáo dục con cái ra sao. Ngoài ra nhiều trường hợp bởi quá nuông chiều và tin tưởng nên khi phát hiện con mình lạm dụng ma túy, những gia đình này lại muốn lảng tránh trách nhiệm mà dung túng con mình.
Trước khi trở nên lạm dụng ma túy, mỗi đứa trẻ đều mang trong mình những góc khuất, câu chuyện và cá tính khác nhau. Bên cạnh những em đua đòi, muốn thể hiện bản thân với bạn bè thì những đứa trẻ cô đơn, có nhiều tổn thương cũng là đối tượng nhắm đến của những kẻ xấu.
Bởi vậy, bên cạnh việc giáo dục các em những biện pháp phòng chống ma túy thì việc hỗ trợ về mặt tâm lý cũng là điều mà gia đình và nhà trường cần lưu tâm, để ý tới. Không chỉ bảo vệ các em khỏi những hiểm họa ma túy, chúng ta cũng cần chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ các em từ bên trong. Một đứa trẻ mang tâm lý khỏe mạnh và hạnh phúc sẽ có sức đề kháng cao với những lời dụ dỗ và ý đồ xấu. Điều này cũng phần nào giúp các em tránh được những hiểm họa mà ma túy mang lại.
Thay vì khắc phục, hãy đấu tranh phòng chống ma túy
Bộ tài liệu "Kỹ năng phòng chống ma túy" gồm 4 cuốn
Nâng cao kỹ năng phòng chống là một điều hết sức quan trọng. Bên cạnh việc bổ sung kiến thức, đây còn là cách để giảm thiểu chi phí và thiệt hại mà ma túy gây ra. Để tránh xảy ra tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức và kỹ năng phòng chống. Trước hết là để bảo vệ bản thân, sau đó là để giáo dục và bảo vệ con em mình. Ma túy luôn là nỗi đau và sự nhức nhối trong mỗi gia đình, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia. Bởi vậy thay vì khắc phục thì chúng ta hãy nâng cao kỹ năng phòng chống để ma túy không thể đến gần và gây nguy hại đến bản thân và gia đình của mỗi người.
Nhận thực được tình hình trên, năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thuộc Chương trình công tác của Ủy ban quốc gia năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì để Viện PSD thực hiện biên soạn Bộ tài liệu "Kỹ năng phòng chống ma túy" gồm 4 cuốn, dành cho 4 đối tượng: Học sinh, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Bộ tài liệu ra đời mang trong mình sứ mệnh đặc biệt “Vì ngày mai tươi sáng” sẵn sàng có mặt trong chương trình giáo dục phổ thông, đồng hành cùng các em học sinh, phụ huynh và giáo viên trên con đường ngăn chặn, đẩy lùi ma túy học đường.
Đây là bộ sách chính thống đầu tiên về phòng, chống ma túy trong học đường giúp trang bị cho người đọc kiến thức cơ bản và nâng cao về ma túy, cách thức nhận biết các chất ma túy, dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy đồng thời trang bị kỹ năng ứng phó với những tình huống nguy cơ liên quan đến hành vi sử dụng ma túy cho học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.