Nước mũi xanh ở trẻ chỉ cần xịt mũi hay phải dùng kháng sinh?

11-06-2021 09:42:05

Nhiều người cho rằng nước mũi xanh ở trẻ cảnh báo nhiễm vi khuẩn cần phải dùng thuốc kháng sinh ngay. Tuy nhiên, điều này không đúng và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nước mũi xanh ở trẻ là dấu hiệu của nhiễm trùng

Nước mũi xanh ở trẻ là dấu hiệu bất thường, nhưng không phải lúc nào cũng cần phải dùng thuốc kháng sinh. Tìm hiểu về màu nước mũi và các bệnh liên quan có thể giúp phụ huynh chủ động trong việc chăm sóc và điều trị cho trẻ.

Nhận biết màu nước mũi của trẻ

Nước mũi trong suốt, không có màu là hoàn toàn bình thường. Nếu mũi trẻ tiết nhiều nước mũi hơn bình thường, có thể là dấu hiệu của dị ứng hoặc cảm lạnh nhẹ.

Nước mũi có kết cấu dai có thể kéo thành sợi là dị ứng. Dịch nhầy dạng lỏng là do virut. Dịch nhầy màu trắng cũng có thể là dấu hiệu của cảm lạnh. Nếu dịch nhầy màu trắng trong kéo dài hơn 2 tuần kèm theo các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nước mũi màu vàng là do các tế bào bạch cầu đang chống lại nhiễm trùng.

Nước mũi có màu xanh lá cây chứng tỏ là các tế bào bạch cầu đang "làm việc cật lực" để chống lại nhiễm trùng. Nếu dịch nhầy màu xanh lá cây kéo dài hơn 10 ngày, thường là dấu hiệu nhiễm vi khuẩn, trẻ cần phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Nếu dịch nhầy có màu hồng hoặc đỏ, có nghĩa là có máu trong dịch nhầy, nguyên nhân thường là do niêm mạc mũi bị kích thích gây vỡ các mao mạch nhỏ trong mũi. Dịch nhầy có màu nâu có thể là do chất lượng không khí kém có nhiều bụi bẩn.

Nếu dịch mũi có màu đen là biểu hiện nhiễm nấm hoặc các vấn đề sức khỏe khác cần phải được điều trị ngay. Mặc dù nước mũi có thể gây khó chịu, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng với cơ thể. Nó bao bọc các cơ quan bằng một lớp màng bảo vệ, đẩy bụi bẩn ra ngoài và giúp chống lại nhiễm trùng.

Không cần phải quá lo lắng nếu nước mũi của trẻ không màu, trắng hoặc thậm chí màu vàng. Nhưng nếu trẻ bị sổ mũi màu xanh lá cây, đỏ hoặc bất kỳ màu nào khác diễn ra trong hơn 2 tuần, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp viêm tai giữa hoặc viêm xoang do vi khuẩn nhưng lại có nước mũi trong suốt. Đôi khi viêm xoang do virut có thể tiến triển thành viêm xoang do vi khuẩn (do khi niêm mạc mũi xoang đang bị suy yếu, vi khuẩn ngoài môi trường dễ dàng tấn công gây bệnh).

Do đó, điều quan trọng là kiểm tra xem trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virut chứ không phải là nhìn màu sắc của nước mũi.


Nhìn màu nước mũi có thể đoán được nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn

Lý giải nước mũi xanh từ đâu ra

Nước mũi (hay dịch nhầy) trong suốt có tác dụng làm ẩm không khí qua mũi, và giữ lại bụi bẩn hay các tác nhân gây bệnh để lớp lông mao trong mũi đẩy xuống cổ họng hoặc chảy ra ngoài, do vậy đây là một cách cơ thể tự bảo vệ chính mình.

Tuy nhiên, nếu mầm bệnh đủ mạnh sẽ có thể vượt qua lớp dịch nhầy và tấn công cơ thể. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ hành động để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, các tế bào trong mũi sẽ sản xuất nhiều dịch nhầy hơn để cuốn trôi các mầm bệnh đó đi.

Nếu có nhiều mầm bệnh thì hệ miễn dịch sẽ gửi đến số lượng lớn tế bào bạch cầu trung tính – loại tế bào này có chứa một loại enzyme màu xanh lục. Sự tập trung lớn của chúng sẽ khiến nước mũi có màu xanh.

Nước mũi trẻ màu xanh có cần dùng thuốc kháng sinh ngay?

Nhiều người cho rằng nước mũi màu xanh lá cây chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, năm 2011, Tiến sĩ William (một khoa học gia từ Đại học Harvard, Chủ tịch Tập đoàn Beowulf Blockchain tại Silicon Valley, Hoa Kỳ) và nhiều chuyên gia khác đã bác bỏ thông tin này qua các nghiên cứu cụ thể.

Các tác giả cho rằng sổ mũi xanh do virut như cảm lạnh không gây nguy hiểm gì, có thể tự khỏi. Khi nước mũi màu xanh đi kèm với các triệu chứng khác báo hiệu các bệnh lý như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi…

Do vậy, nghĩ rằng nước mũi của trẻ có màu xanh là do vi khuẩn và cho dùng thuốc kháng sinh ngay là cách điều trị sai lầm. Thông thường, trẻ bị viêm đường hô hấp trên không có biến chứng thì không nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh. Có thể trì hoãn việc dùng kháng sinh, thay vào đó là cần tích cực chăm sóc trẻ, theo dõi các triệu chứng và diễn tiến của bệnh. Khi thấy các triệu chứng ngày càng tăng nặng, cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ điều trị phù hợp. Riêng trường hợp nước mũi màu xanh ở trẻ sơ sinh thì cần phải đi khám ngay.

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng với bệnh do vi khuẩn gây ra, không có tác dụng với bệnh do virut hoặc nấm. Nếu lạm dụng thuốc kháng sinh, vi khuẩn trở nên đề kháng hơn, sử dụng kháng sinh không phù hợp sẽ tạo ra “siêu vi khuẩn” hoặc vi khuẩn rất kháng thuốc, gây suy giảm sức khỏe tổng thể và ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh sau này.


Nước mũi trẻ màu xanh do vi khuẩn mới cần phải dùng thuốc kháng sinh

Khắc phục tình trạng nước mũi bé màu xanh như thế nào?

Theo bác sĩ Phí Xuân Thi – Khoa Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, tình trạng chảy nước mũi màu xanh hoặc vàng không quá nghiêm trọng như nhiều người nghĩ. Phụ huynh chỉ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi trẻ bị chảy nước mũi xanh kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường khác như sốt cao hơn 38,5 độ trong 3 ngày, ho, khó chịu, ăn uống kém…

Việc điều trị có dùng thuốc kháng sinh hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh.

Các biện pháp khắc phục tại nhà mà gia đình có thể áp dụng để giúp trẻ dễ chịu hơn:

  • Tăng lượng chất lỏng: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước trái cây, sữa... để cung cấp thêm nước cho cơ thể, hỗ trợ làm loãng dịch nhầy trong mũi.
  • Chú ý cân bằng độ ẩm trong phòng: Không khí khô, độ ẩm thấp (như khi mở điều hòa liên tục) gây khô mũi, khiến dịch nhầy đặc quánh, khó thoát ra ngoài. Gia đình có trẻ nhỏ nên sử dụng nhiệt ẩm kế để biết được chỉ số nhiệt độ và độ ẩm trong phòng. Khi thấy độ ẩm quá thấp có thể dùng máy phun sương, tạo độ ẩm để cân bằng, tránh gây khô họng khô mũi.
  • Xông hơi: Xông hơi nước ấm sẽ giúp giảm nghẹt mũi xoang, giúp dịch mũi thoát ra ngoài dễ hơn. Cách đơn giản nhất là mở vòi nước ấm nóng trong nhà tắm, đóng cửa lại để hơi nước bay khắp phòng, sau đó vào tắm hoặc ngồi trong phòng tắm khoảng 10-15 phút.
  • Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Khi xịt, rửa mũi, dịch nhầy kèm bụi bẩn, virut, vi khuẩn gây bệnh sẽ theo nước muối chảy ra ngoài, nên hốc mũi sẽ thông thoáng và dễ thở hơn. Ngoài ra, nước muối sẽ giúp sát khuẩn, nhờ vậy sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm mũi xoang hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh. Do vậy, đây là biện pháp được các chuyên gia đánh giá cao. Tuy nhiên, cần phải xịt mũi, rửa mũi đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm.


Không nên rửa mũi bằng xilanh, nên dùng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng

Lưu ý khi xịt mũi, rửa mũi

Rửa mũi không đúng cách (như dùng xilanh bơm thẳng vào mũi) có thể gây đau mũi và viêm tai giữa. Dịch nhầy mang chất bẩn từ mũi được đẩy thẳng lên ống tai, cộng thêm áp lực cao khi bơm xilanh khiến tai bị viêm nhiễm, mưng mủ.

Để đảm bảo vô trùng và an toàn với niêm mạc mũi xoang, nên dùng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng dạng phun sương để xịt vào mỗi bên mũi. Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi Zenko có loại dành riêng cho trẻ em và người lớn. Nước muối biển với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc sẽ giúp hỗ trợ làm sạch, sát khuẩn mũi, giúp đào thải dịch nhầy kèm theo bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, do vậy giúp phòng ngừa và hỗ trợ giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.

Lọ dung dịch được thiết kế dạng phun sương sẽ giúp dung dịch phun ra nhẹ nhàng, không gây áp lực mạnh cho niêm mạc mũi xoang, đồng thời giúp dung dịch vào sâu trong hốc mũi và phát huy tác dụng.

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.

• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)

Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/dung-dich-ve-sinh-mui-zenko.html

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại //