Nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân & cách điều trị
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của người bệnh. Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị sẽ giúp tăng khả năng hồi phục và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây.
I - Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là gì?
Theo Y học hiện đại, bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân là biểu hiện của rối loạn hệ thần kinh thực vật. Quá trình rối loạn khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi, lượng mồ hôi ở tay chân thoát ra nhiều. Ngoài ra, đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm khác như: nhiễm độc toàn thân, cường giáp, nhiễm độc, thiếu hụt vitamin.
Đông Y cho rằng phong thấp đổ mồ hôi tay chân là hiện tượng dương khí tẩu thoát ra ngoài. Lúc này đường dẫn khí liên kết với thần kinh ở tay chân bị tắc nghẽn hoặc rối loạn nghiêm trọng.
Nếu không có nhân tố lưu thông đường khí thì vùng tay chân sẽ bị mồ hôi nhiều và kéo dài. Thực chất quá trình hình thành bệnh là sự kết hợp của 2 căn nguyên: bệnh phong thấp (xương khớp bị đau nhức) và phong thấp ra mồ hôi.
II - Triệu chứng bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân
Khi bị phong thấp đổ mồ hôi tay chân thì đặc trưng ở khu vực tay và chân có nhiều nước. Tình trạng này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào đặc biệt vào ngày thời tiết oi nóng. Vào mùa đông lượng mồ hôi tiết ra nhiều chân tay, bay hơi và khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.
Ngoài ra, người mắc bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân có thể gặp phải các tình trạng như:
- Tùy theo mức độ bệnh, có người sẽ tiết mồ hôi tay chân ở mức độ vừa phải, có người bị nặng thì mồ hôi tay chân chảy thành dòng nước rơi xuống.
- Tay chân ẩm ướt kèm môi hôi khó chịu do lượng mồ hôi tiết ra nhưng không được vệ sinh cẩn thận.
- Đầu ngón tay, ngón chân bị bong tróc, phồng rộp.
- Da đầu có thể tiết ra nhiều mồ hôi, khiến cho tóc nhanh bị bết mặc dù bạn mới gội đầu xong.
- Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc trang thái tinh thần xúc động khiến mồ hôi ở tay chân tiết ra nhiều và liên tuc.
III - Nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân
Đông Y và Tây y đều đưa ra đánh giá khách quan bệnh phong thấp đồ mồ hôi tay chân. Căn cứ vào nguyên nhân khởi phát bệnh mà mỗi đơn vị đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
Quan điểm của Tây y về yếu tố gây ra chứng phong thấp ra mồ hôi tay chân:
- Rối loạn thần kinh thực vật: Hệ thần kinh thực vật đóng vai trò đầu não khi thực hiện nhiệm vụ điều tiết mồ hôi. Lúc này hệ thần kinh thực vật hoạt động bất thường sẽ có khả năng gây tình trạng ra nhiều mồ hôi tay chân.
- Cường giáp: Sự gia tăng quá mức hormone tuyến giáp sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất làm cho nhịp tim tăng cao, da tiết rất nhiều mồ hôi.
- Thiếu vitamin và khoáng chất: Sự thiếu hụt một số loại vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, vitamin C, canxi, magie, kẽm…) có thể gây nên tình trạng phong thấp ra mồ hôi tay chân. Khi thiếu nhóm dưỡng chất nàycơ thể sẽ tăng đào thải qua da bằng việc tiết mồ hôi ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
- Nhiễm trùng, nhiễm độc: Khi rơi vào trạng thái nhiễm độc hoặc nhiễm trùng (do sự tấn công của vi trùng) thì cơ thể huy động các cơ quan loại bỏ những tác nhân gây hại, và một trong những con đường thải độc đó là thông qua tăng tiết mồ hôi qua da.
Ngoài ra, tuổi tác, lối sống sinh hoạt chưa khoa học, điều kiện sinh sống cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong thấp ra mồ hôi chân tay.
Quan điểm của Đông y về nguyên nhân bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân:
Theo Đông Y, yếu tố gây bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân chủ yếu là do “Thấp” (bao gồm Nội thấp và Ngoại thấp).
- Ngoại thấp là những tác nhân bên ngoài tác động, do người bệnh tiếp xúc với điều kiện thời tiết bên ngoài lạnh và ẩm ướt. Chẳng hạn như: cảm lạnh, đi dưới trời mưa mà không có biện pháp bảo vệ, chân lội nước mưa.
- Nội thấp bắt nguồn từ bên trong cơ thể, cụ thể là tất cả những vấn đề thuộc cơ quan tiêu hóa đều có thể gây ra thấp. Ví dụ như: đầy bụng khó tiêu, táo bón, hoặc ăn uống không lành mạnh (quá nhiều chất béo, đạm…).
Bệnh phong thấp do cả nội thấp và ngoại thấp gây ra khiến cho quá trình điều tiết mồ hôi của cơ thể bị rối loạn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
IV - Phong thấp đổ mồ hôi tay chân có lây không?
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân không lây nhiễm kể cả khi nói chuyện, đi chung giàu dép hoặc thực hiện hành động bắt tay. Tuy nhiên, căn bệnh này lại có tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cùng gia đình.
Các nguyên cứu đã chỉ ra rằng, gia đình có bố mẹ hoặc ông bà bị phong thấp đổ mồ hôi tay chân thì con cháu có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, yếu tố di truyền còn tác động bởi môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt của mỗi người.
Sau khi nắm bắt thông tin mọi người cần xây dựng thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Đồng thời tăng cường vận động thể dục, thể thao khoa học để nâng cao đề kháng, duy trì thể trạng ổn đinh. Đây là điều tốt nhất để ngăn ngừa và đưa ra cách trị bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân hiệu quả.
V - Mẹo dân gian trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân tại nhà
Khi bị phong thấp đổ mồ hôi tay chân gây ra nhiều bất tiện, phiền toái trong công việc và sinh hoạt. Để trị bệnh thì bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây:
1. Sử dụng muối hột
Muối là nguyên liệu được sử dụng để trị phong thấp ra mồ hôi tay chân tại nhà. Trong muối hột chứa chất làm khô da, giảm mùi hôi khó chịu ở chân tay và ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn vùng tay chân.
Có nhiều cách sử dụng muối hột để giảm bớt mồ hôi ở tay chân trong đó sử dụng muối rang là chủ yếu. Các bước thực hiện như sau:
- Cho vào chảo 2 thìa cà phê muối, đảo rang cho tới khi muối có màu vàng nhạt.
- Sau đó, cho muối đã rang khô bọc cẩn thận vào tấm vải sạch
- Đem khăn bọc muối chườm lên vùng tay chân ra nhiều mồ hôi.
Lưu ý: Trước khi đem gói muối chườm lên chân tay thì cần kiểm tra xem nhiệt độ gói muối có nóng quá không, điều này để phòng ngừa tình trạng bị bỏng do nhiệt độ quá cao. Thực hiện kiên trì biện pháp này hàng ngày giúp giảm chứng ra mồ hôi tay chân hiệu quả.
2. Lá chè xanh
Trong chè xanh có thành phần tanin với tác dụng se khít lỗ chân lông và hạn chế tiết mồ hôi quá nhiều. Ngoài ra, chè xanh có nhiệm vụ thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tốnhờ đó giảm bớt sự đào thải qua mồ hôi ở tay hoặc chân.
Bạn có thể dùng lá chè xanh để hãm lấy nước uống để khắc phục bệnh phong thấpramồ hôi tay chân. Cách làm đơn giản như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Lá chè tươi 200 gam, nước trắng: 2 lít.
- Nhặt lá chè, loại bỏ cành lá già hoặc đã bị hư hỏng.
- Rửa lá chè bằng nước sạch khoảng 2 - 3 lần rồi tiếp tục ngâm lá chè trong khoảng 7 - 10 phút và vớt ra.
- Vò nhẹ lá chè rồi cho vào ấm pha trà, rót khoảng 0.5 lít nước sôi để tráng bình và đổ đi.
- Tiếp tục đổ 1.5 lít nước sôi còn lại và để ngâm trà trong khoảng 15 phút.
Sau thời gian hãm chè, bạn hãy gạn chè ra cốc rồi từ từ thưởng thức. Trường hợp bạn hay bị mất ngủ thì không nên uống nước chè quá thường xuyên vì có thể làm nặng thêm tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ.
3. Lá dâu tằm
Lá dâu tằm được sử dụng phổ biến để điều trị phong thấp ra mồ hôi tay chân an toàn, hiệu quả.Theo quan niệm của Đông Y, lá dâu tằm có tính hàn với tác dụng trị cảm cúm hoặc cảm, phân tán nhiệt nhanh chóng.
Vì vậy lá dâu tằm có khả năng giảm mức độ cảm nhiễm lạnh của nhiều cơ quan trong cơ thể, giảm lạnh run người. Người bệnh hãy rửa sạch lá dâu tằm và đun nước uống mỗi ngày để giảm mồ hôi tay chân.
VI - Cách trị phong thấp ra mồ hôi tay chân bằng thuốc
Điều trị bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân có thể ứng dụng phương pháp Đông Y và Tây y. Căn cứ vào tình trạng bênh, bạn có thể lựa chọn biện pháp phù hợp nhất.
1. Uống thuốc Tây Y
Thuốc Tây Y trị bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân cho hiệu quả nhanh chóng, nhưng lại dễ tái phát và nhiều tác dụng phụ.
Căn cứ trên nguyên nhân gây bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân, triệu chứng và mức độ của bệnh thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc sử dụng khi bị phong thấp đổmồ hôi tay chânđó là:
- Thuốc kháng cholinergic: Làm gián đoạn việc vận chuyển acetylcholin của hệ thần kinh thực vật, ngăn tiết mồ hôi ở tay chân hiệu quả.
- Thuốc bôi ngoài da: Làm bít kín lỗ chân lông trên vùng da tay chân, nên làm giảm mồ hôi tay chân tiết ra.
2. Uống thuốc Đông Y
Bài thuốc từ lá lốt:
Từ xa xưa, lá lốt là vị thuốc trong Đông Y chuyên trị chứng phong thấp, đau nhức xương khớp, chân tay đổ nhiều mồ hôi. Người mắc bệnh có thể thực hiện theo các bước dưới đây:
- Chuẩn bị: 5 - 10 gam lá phơi khô hoặc 15 - 30 gam lá tươi.
- Cho phần lá lốt vào sắc lấy nước rồi chia thành 2 - 3 lần uống mỗi ngày.
- Trường hợp dùng lá tươi thì nấu lên để ngâm tay chân đến khi nước nguội thì dừng lại.
Bài thuốc từ tang diệp và mẫu lệ:
Theo Đông Y, tang diệp có tác dụng giải nhiệt, tăng cường hoạt động thải độc của gan và thân. Ngoài ra, tang diệp cũng là bài thuốc để trị phong thấp ramồ hôi tay chân hiệu quả.
- Chuẩn bị: Tang diệp 400 gam, mẫu lệ 200 gam.
- Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 600ml nước.
- Sắc thuốc đến khi ấm cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Chia nước thuốc thành 3 phần bằng nhau uống vào 3 buổi trong ngày. Sử dụng thuốc liên tục trong 1 tuần để thu được hiệu quả rõ rệt.
VII - Lưu ý khi bị phong thấp đổ mồ hôi tay chân
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân gây cản trở đến đời sống sinh hoạt của mọi người. Để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh bạn cần nâng cao sức khỏe tổng quát. Ngoài ra, cần chú ý đến các vấn đề dưới đây:
- Giữ ấm cơ thể vì bệnh phong thấp sẽ trở nặng nếu như hơi lạnh xâm nhập. Do đó người bệnh nên ủ ấm lòng bàn tay, bàn chân mọi lúc, mọi nơi.Việc giữ ấm sẽ giúp cơ thể điều tiết mồ hôi ổn định, hạn chế bệnh phong thấp đổmồ hôi tay chân tái phát.
- Kiểm soát cảm xúc ổn định bao gồm giảm căng thẳng và hoạt động vật lý quá mức. Người bệnh hạn chếthay đổi cảm xúc đột ngột như: quá hoảng hốt, lo lắng quá mức, sốc, sợ hãi quá độ… khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Nâng cao thể trạng cơ thể, bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và nước ấm. Trong đóchú trọng tới các loại vitamin và khoáng chất đồng thời loại bỏ đồ uống chứa caffeine.
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân nhiều là nỗi ám ảnh kinh hoàng khiến cuộc sống, thói quen sinh hoạt bị ảnh hưởng. Vì vậy người bệnh nên điều trị sớm và đúng cách để cải thiện bệnh nhanh chóng. Trong thời gian chữa trị nên tuân thủ đúng phác đồ và kết hợp dinh dưỡng để bệnh nhanh hồi phục.