Mặt tối phía sau cuộc sống hào nhoáng của miền đất hứa Dubai
Bộ ảnh của một nhiếp ảnh gia người Iran đã phơi bày một Dubai không xa xỉ và không hề hào nhoáng như bề ngoài. Miền đất hứa còn tồn tại những mặt trái tối tăm ít ai có thể biết được.
Thế giới cho rằng Dubai là thành phố chỉ toàn những triệu phú, tỉ phú tiêu tiền như nước cùng thú chơi ngông không quốc gia nào sánh bằng. Nhưng thật ra, ở một góc tối khác, đó là cuộc sống tăm tối, khổ cực của những người lao động nhập cư từ các quốc gia Nam Á nghèo với giấc mơ đổi đời.
Dubai - "miền đất hứa" trong mơ của rất nhiều người. Ảnh: Rex
Tăm tối, buồn bã, cực khổ - đó là cuộc sống ở Sonapur, tên của một khu công nghiệp ở vùng ngoại ô Dubai, nằm tách biệt hẳn với thế giới hào nhoáng của thành phố nổi tiếng bậc nhất các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Nơi được mệnh danh là “thành phố vàng” trong tiếng Hindi này lại là nơi trú ngụ của hơn 150.000 công nhân từ Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Trung Quốc… Ảnh: Rex
Nhiếp ảnh gia Farhad đã “bóc trần” một cách cận cảnh cuộc sống cũng như những mảng màu tối của những con người lao động tha phương ở đất nước giàu có này. Anh cho biết dù không nói ra những ai sống trong xã hội Dubai đều biết ở đây có ba tầng lớp: dân Dubai “chính gốc” – gọi là Emiratis; người nước ngoài nhập cư để làm việc và những người lao động.
Một người đàn ông đang làm cá với đôi tay trần trong bếp ở Sonapur. Ảnh: Rex
Người ta đổ xô đến vùng đất này để lập nghiệp và mong rằng sẽ được hưởng lợi từ ngành công nghiệp dầu mỏ. Có rất nhiều khách sạng hạng sang và công trình nổi tiếng thế giới mà biết bao người lao động đã phải đổ mồ hôi và cả máu để xây dựng nên.
Các ông chủ thường giữ hộ chiếu của những công nhân nhập cư này ngay tại sân bay Dubai và rồi đưa họ đến khu ổ chuột Sonapur. Ảnh: Rex
Một số công nhân ở đây bị giữ hộ chiếu tại sân bay và do đó bị buộc phải làm việc hàng giờ liền dưới cái nóng hầm hập với đồng lương chết đói. Những người này bị điều đến Sonapur – một nơi không có trên bản đồ, để dễ dàng quản lí.
Họ phải làm việc 14 tiếng một ngày dưới thời tiết nắng gay gắt hơn 50 độ C của vùng Trung Đông. Ảnh: Rex
Nhiếp ảnh gia cũng từng trò chuyện với một người lao động có tên Jahangir, người Bangladesh. Người thanh niên 27 tuổi này đã làm công việc quét dọn trong suốt 4 năm qua. Mỗi tháng, anh nhận được 800 Điram UAE (khoảng 4,8 triệu đồng), gửi về nhà 500 Điram UAE (khoảng 3 triệu đồng). Số tiền còn lại, anh dùng để trả tiền thuê nhà và mua thức ăn.
Nội dung dòng chữ trên mảnh gỗ của anh này có nghĩa là: “Thưa ông chủ, tôi đã làm việc cho ông được 1 năm rồi. Hợp đồng đã hết hạn nhưng tôi vẫn chưa nhận được lương 4 tháng cuối. Tôi cần phải về lại Trung Quốc gấp, làm ơn trả nốt lương cho tôi”. Ảnh: Rex
Khi Farhad đến khu ổ chuột này, anh chứng kiến cảnh khoảng hơn 10 người đàn ông đang ngồi giữa sân, trên đống đồ nội thất hỏng hóc, hoặc nấu nướng trong căn bếp bẩn thỉu với động vật thả rông khắp nơi.
Những người đàn ông chịu sự vất vả và không được đền đáp tiền lương đáng với sức lao động của họ. Ảnh: Rex
Những lao động nhập cư có mức lương cao sẽ không bao giờ hiểu được sự tối tăm tận cùng của xã hội Dubai – nơi những người lao động tay chân phải chịu đựng mỗi ngày mà không hề có phương tiện truyền thông nào biết đến như cách họ tung hô sự giàu có, thịnh vượng của Dubai.
Những người đàn ông chịu sự vất vả và không được đền đáp tiền lương đáng với sức lao động của họ. Ảnh: Rex
“Những căn phòng ở đây có diện tích 3,6x3,6 với 6 giường dành cho 6 – 8 người ở. Farhad kể lại. Ảnh: Rex
Sau khi tận mắt chứng kiến sự khổ cực của những người lao động dưới đáy xã hội này, Farhad thật sự rất đau lòng và quyết định thực hiện một phóng sự ảnh đầy khó khăn này.
Cuộc sống dù không mấy tốt nhưng họ vẫn cố gắng để có thể kiếm tiền nuôi sống gia đình họ. Ảnh: Rex
Tiệm cắt tóc "sang chảnh" của những người đàn ông lao động bên thùng rác. Ảnh: Rex
Anh Jahangir, 27 tuổi, người Bangladesh, đã làm công việc lau dọn trong suốt 4 năm qua. Mỗi tháng, anh nhận được 800 Điram UAE (khoảng 4,8 triệu đồng), gửi về nhà 500 Điram UAE (khoảng 3 triệu đồng). Số tiền còn lại, anh dùng để trả tiền thuê nhà và mua thức ăn. Ảnh: Rex
Ali Sadam, 24 tuổi, là lao công được 2 năm và sống cùng 5 người khác trong một căn phòng ở Sonapur. Ảnh: Rex
Anh Shahroukh may mắn có điều kiện làm việc tốt hơn những người lao động nhập cư kể trên, đang chuẩn bị đi làm tại một công ty trang trí nội thất. Ảnh: Rex
Chợ rau củ nằm khuất sâu trong khu ổ chuột Sonapur là nơi những người lao động nhập cư thường lui tới để mua rau quả với giá rất rẻ. Ảnh: Rex
Người lao động trở về sau khi cầu nguyện. Nhà thờ Hồi giáo ở Sonapur là một trong những công trình không mang vẻ rách rưới, tăm tối so với mặt bằng chung. Ảnh: Rex
Họ kiếm thêm thu nhập bằng việc bán hàng trên đường phố về đêm. Ảnh: Rex
Nhiếp ảnh gia người Iran hy vọng rằng phóng sự ảnh này sẽ giúp mọi người có cái nhìn khác về những gì đang xảy ra xung quanh họ và nếu thật sự xúc động trước những gì mà người lao động nhập cư ở Dubai phải chịu đựng mỗi ngày, họ sẽ làm một điều gì đó nhằm giúp đỡ.
“Tôi nghĩ đối xử với con người một cách tệ hại như vậy chính là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, nhưng điều này vẫn tồn tại quanh ta. Tôi không thể diễn giải về từng tấm ảnh một cho cả thế giới biết, bởi tôi tin rằng chính bản thân những bức ảnh sẽ nói lên tất cả”.