Làm gì để khỏi nhanh tụt lợi, bảo vệ răng miệng toàn diện?

14-02-2022 22:06:51

Tụt lợi khiến răng không được bảo vệ tốt và gây ra nhiều vấn đề cho răng miệng. Tìm hiểu nhanh tụt lợi phải làm sao để khỏi nhanh, tránh gây biến chứng.

Tụt lợi phải làm sao để khỏi nhanh?

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí răng nào nhưng dễ gặp nhất là răng ở hàm dưới và răng nanh. Tụt lợi có thể nhận biết nhanh bằng mắt thường, khi thấy lợi tụt sâu xuống về phía chân răng, làm lộ chân răng, hở ra phần chân răng có màu khác so với phần răng bên trên.

Tụt lợi nếu để lâu có thể gây ra nhiều tác hại xấu ảnh hưởng sức khỏe răng miệng như:

  • Khiến cho mảng bám, thức ăn dễ dắt vào kẽ răng, khiến vệ sinh răng miệng khó khăn, gây hôi miệng và dẫn tới nguy cơ sâu răng cao.
  • Làm chân răng không còn được bảo vệ tốt, răng nhạy cảm hơn, dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng, gây ra tình trạng răng ê buốt, chảy máu chân răng, viêm tủy răng, tiêu xương ổ răng và ảnh hưởng tới các mạch máu, dây thần kinh quanh răng.
  • Gây hở kẽ răng làm răng dài hơn, màu sắc răng không đồng đều, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.

Tụt lợi gây mất thẩm mỹ và nhiều hệ lụy

Nguyên nhân gây tụt lợi

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi, chủ yếu là do thói quen chăm sóc răng miệng xấu hoặc do vấn đề bệnh lý, tiêu biểu trong số đó là:

  • Do mảng bám, cao răng tích tụ, đẩy lợi tụt xuống phía dưới chân răng
  • Do vệ sinh răng miệng sai cách, chải răng quá mạnh làm tổn thương lợi.
  • Do mắc bệnh viêm nha chu làm lợi bị nhiễm trùng, mô lợi bị phá hủy.
  • Do nội tiết thay đổi hoặc do yếu tố tuổi tác.
  • Do nghiến răng lâu ngày làm lợi bị tổn thương.
  • Do các chấn thương mô nướu.
  • Do làm thẩm mỹ răng sai kỹ thuật.
  • Do di truyền hoặc do tình trạng mọc răng bất thường, xô lệch.
  • Do hút thuốc lá làm gia tăng lượng vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng trong đó có tụt lợi.

Bị tụt lợi phải làm sao?

Điều trị tụt lợi như thế nào, tụt lợi có tự khỏi không là một trong những vấn đề chính khiến người bệnh quan tâm. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tụt lợi, bệnh nhân sẽ được chỉ định theo các phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị tụt lợi nhẹ

Tụt lợi có tự khỏi không? Nếu tụt lợi chỉ xảy ra ở một vài răng, chân răng hở ra ít, lợi vẫn bám chắc vào chân răng, răng không bị lung lay thì bệnh nhân chỉ cần điều trị đơn giản, không cần phẫu thuật.

Đầu tiên, cần làm sạch cao răng để loại bỏ bớt mảng bám, vi khuẩn tích tụ. Sau đó, người bệnh sẽ được dùng các loại thuốc kháng sinh như gel kháng sinh tại chỗ, nước súc miệng kháng khuẩn, thuốc ức chế enzym hoặc chip sát trùng… để giúp loại bỏ triệt để vi khuẩn có hại còn sót lại, nhằm giúp làm sạch sâu vùng tụt lợi, giúp lợi hồi phục lại sớm.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được sử dụng một số chất làm giảm nhạy cảm, để giúp cho việc chải răng, ăn nhai bớt khó chịu. Để cải thiện tính thẩm mỹ cho răng, bệnh nhân cũng có thể sử dụng phương pháp phục hồi răng bằng composite hoặc dùng miếng dán nướu.

Tụt lợi nhẹ điều trị đơn giản, không cần phẫu thuật

Điều trị tụt lợi nặng

Trong trường hợp người bệnh bị tụt lợi ở nhiều răng, chân răng lộ rõ, lợi bị viêm đỏ, tiêu xương nhiều, người bệnh cần phải loại bỏ cao răng và phẫu thuật.

Tùy theo tình trạng tụt lợi mà bác sĩ sẽ lựa chọn một trong 3 phương pháp phẫu thuật đó là:

  • Phẫu thuật lật vạt để xử lý mặt chân răng: Phương pháp này giúp loại bỏ vi khuẩn, cao răng tích tụ và được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không khả thi. Phương pháp này giúp lật mô nướu bị ảnh hưởng, loại bỏ vi khuẩn ra khỏi túi, đặt lại mô nướu vào vị trí trên chân răng. Một số kỹ thuật có thể dùng là: vạt trượt bên, vạt trượt về phía cổ răng, vạt xoay chếch, vạt bán nguyệt, vạt nhú lợi kép…
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Ở phương pháp này, một mô liên kết dưới biểu mô trong miệng được lấy ra và khâu lại với mô lợi bị tụt quanh chân răng lộ ra ngoài, nhằm bù lại phần lợi bị tụt.
  • Phẫu thuật tái tạo: Phương pháp này thường được dùng khi phần xương hàm bị tiêu hủy do tụt lợi lâu ngày. Bác sĩ sẽ tiến hành quy trình loại bỏ phần mô nướu bị viêm nhiễm, tái tạo xương và mô bị mất và cấy ghép vào vùng lợi bị tụt.

Phẫu thuật tụt lợi cho các trường hợp nặng

Nên ăn gì để chữa tụt lợi?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là một yếu tố góp phần vào việc điều trị tụt lợi nhanh chóng.

Người bị tụt lợi nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Các loại hoa quả giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt, dâu tây, ổi, kiwi,... giúp chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ thúc đẩy tái tạo tế bào mới.
  • Dùng trà xanh giúp hỗ trợ bảo vệ răng miệng tốt hơn, giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ loại bỏ mảng bám, phòng ngừa sâu răng nhờ chứa hàm lượng chất oxy hóa cao và hợp chất polyphenols, EGCG dồi dào.
  • Các loại rau củ giàu chất xơ như rau cải, rau bina, rau mồng tơi, rau ngót… giúp hỗ trợ kích thích sự hoạt động của tuyến nước bọt.
  • Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương… vì có chứa lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, giúp người bệnh tăng cường sức khỏe răng miệng tốt hơn.
  • Các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, các trích, cá thu… giúp bảo vệ nướu tối ưu.

Người bệnh cần tránh xa các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe răng miệng gồm:

  • Các loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh, các loại thực phẩm dai, cứng có thể khiến răng và lợi dễ bị tổn thương hơn.
  • Các loại thực phẩm làm khô miệng như đồ uống có cồn, cafein, nước ngọt, đồ có ga…
  • Các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo, chocolate… có thể khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn, có khả năng khiến bệnh tụt lợi thêm nghiêm trọng.

Người bị tụt lợi nên hạn chế ăn đồ ngọt

Chăm sóc răng miệng đúng cách khi bị tụt lợi

Theo các chuyên gia, tụt lợi là một bệnh không quá phức tạp, nhưng nếu không chăm sóc, điều trị tốt thì bệnh này rất dễ tái phát. Việc chăm sóc răng miệng là một trong những yếu tố chính để giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu, hạn chế các bệnh răng miệng nói chung và bệnh tụt lợi nói riêng.

Người bệnh cần thực hiện tốt việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, với các lưu ý sau:

  • Từ bỏ các thói quen xấu làm hại đến răng như hút thuốc lá, nghiến răng, ăn các loại thực phẩm có hại như các đồ chua, cay, nóng, các loại nước ga, nước ngọt…
  • Cần đánh răng hàng ngày sau khi ngủ dậy, ngay sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Nên dùng bàn chải đánh răng có lông bàn chải mềm để tránh làm tổn thương lợi mà vẫn giúp làm sạch được các vị trí răng miệng.
  • Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược như Nước Ngậm Răng Miệng Nhất Nhất sau khi đánh răng để hỗ trợ làm sạch răng miệng tối ưu, hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng và giúp phòng ngừa tái nhiễm các vấn đề răng miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hết các mảnh vụn thức ăn còn dính trong kẽ răng, đặc biệt là khu vực răng bị tụt lợi.
  • Khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần để loại bỏ mảng bám.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Công dụng:

- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.

- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.

- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //