Kẽm có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

11-10-2021 14:47:43

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng thiết yếu, tham gia vào hoạt động chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Hiểu được kẽm có tác dụng gì đối với sức khỏe con người sẽ giúp tăng cường đề kháng và hạn chế bệnh tật.

Kẽm có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

Để giải đáp thắc mắc kẽm có tác dụng gì, trước hết cần biết kẽm là gì và có vai trò như thế nào với cơ thể.

Kẽm là gì?

Kẽm được coi là một chất dinh dưỡng thiết yếu, và cơ thể con người không thể tự sản xuất hoặc lưu trữ nó. Chính vì vậy, cơ thể phải nhận được nguồn cung cấp kẽm liên tục thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Kẽm cần thiết cho nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm:

  • Biểu hiện gen
  • Phản ứng enzym
  • Chức năng miễn dịch
  • Tổng hợp protein
  • Tổng hợp DNA
  • Làm lành vết thương
  • Tăng trưởng và phát triển

Kẽm có tác dụng gì với cơ thể?

1. Hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cúm

Theo tạp chí Open Respiratory, bổ sung kẽm có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh lên tới 40%. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy kẽm có thể làm giảm mức độ nặng và thời gian bị cảm lạnh nếu sử dụng trong vòng 24h đầu khởi phát triệu chứng.

Do đó để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh cảm lạnh, cúm nói riêng, cũng như các bệnh đường hô hấp nói chung, tăng cường kẽm trong chế độ ăn hoặc bổ sung từ các nguồn khác là một trong những giải pháp hữu ích.

Kẽm giúp giảm mức độ nặng và thời gian bị cảm cúm

2. Tăng cường miễn dịch

Kẽm có tác dụng gì đối với hệ miễn dịch? Tạp chí miễn dịch châu Âu chỉ ra rằng bổ sung kẽm trong chế độ ăn hàng ngày có thể hỗ trợ quá trình hoạt hóa tế bào lympho T trong cơ thể. Tế bào Lympho T là một loại tế bào miễn dịch có vai trò kiểm soát và điều hòa các đáp ứng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh, virus, tế bào bị nhiễm trùng và ung thư.

Ngược lại, thiếu kẽm có thể làm suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các tác nhân gây bệnh khác nhau.

3. Cải thiện trí nhớ và khả năng nhận thức

Một nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Toronto (Canada) đã chỉ ra rằng kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa mạng lưới của các tế bào thần kinh trong não người. Nói một cách đơn giản, kẽm có thể ảnh hưởng đến quá hình học tập và hình thành trí nhớ.

4. Thúc đẩy quá trình lành vết thương

Kẽm có tác dụng gì đối với các vết thương? Kẽm có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sự vẹn toàn và cấu trúc của da. Một nghiên cứu ở Đan Mạch đã khám phá ra tác dụng của kẽm trong điều trị loét chân. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy kẽm có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương bằng cách giảm viêm và hoạt hóa các tế bào miễn dịch ở vùng bị tổn thương. Đó là lý do tại sao kẽm được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều loại kem bôi ngoài da để trị kích ứng da cũng như hăm tã.

Kẽm giúp các vết loét trên da lành nhanh hơn

5. Phòng ngừa bệnh tật

Kẽm có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến tuổi. Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Oregon cho thấy hấp thu kẽm có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm. Kẽm có tác dụng phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi và ngăn chặn mất thị lực.

Kẽm cũng có tác dụng hỗ trợ điều hòa nhịp tim, giảm thiểu nguy cơ suy tim liên quan đến loạn nhịp. Ngoài ra kẽm cũng có tác dụng điều trị mụn, rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn, loãng xương, suy giáp và viêm phổi.

6. Phòng ngừa vô sinh ở nam giới

Thiếu kẽm là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn làm suy giảm chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới. Các nghiên nghiên đã chứng minh bổ sung kết hợp kẽm và acid folic có khả năng cải thiện số lượng tinh trùng ở nam giới trưởng thành.

7. Hỗ trợ giấc ngủ

Kẽm cần thiết cho quá trình chuyển hóa metalonin, một hormone quan trọng cho giấc ngủ. Kẽm là một trong ba khoáng chất (bên cạnh canxi và magie) có tác dụng giúp phục hồi tinh thần sau căng thẳng.

Một nghiên cứu của Rondanelli và cộng sự vào năm 2011 đã thử nghiệm tác dụng của kẽm, metaloin và magie trên bệnh nhân bị mất ngủ nguyên phát và phát hiện ra phương pháp điều trị này có tác động tốt đến chất lượng giấc ngủ. Trong khi metaloin giúp dễ ngủ, thì magie và kẽm lại có tác động tích cực đế chất lượng giấc ngủ.

8. Ngăn ngừa rụng tóc

Để hiểu được kẽm có tác dụng gì đối với tóc, điều quan trọng là phải biết thiếu kẽm có thể dẫn đến rụng tóc như thế nào. Thiếu kẽm dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc protein của nang tóc dẫn đến suy yếu tính toàn vẹn cấu trúc của chúng. Điều này có nghĩa là những sợi tóc mới sẽ rụng nhanh hơn bình thường.

Tầm quan trọng của kẽm đối với quá trình mọc tóc có thể do vai trò quan trọng của khoáng chất này trong sản xuất DNA và RNA, cần thiết cho sự phân chia hiệu quả của các tế bào nang tóc dẫn đến cải thiện giai đoạn anagen của chu kỳ phát triển tóc.

Kẽm cần thiết cho sự phát triển của nang tóc

9. Cải thiện cảm giác ngon miệng

Một trong những triệu chứng của thiếu kẽm là ăn không ngon miệng. Không cung cấp đủ kẽm cũng có thể làm giảm khứu giác và vị giác, dẫn đến chán ăn và sụt cân. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2010 cho thấy những người lọc máu được bổ sung kẽm mỗi ngày trong 60 ngày đã cải thiện cảm giác thèm ăn và ít buồn nôn hơn, trong khi những người trong nhóm đối chứng có các triệu chứng tăng lên.

10. Tốt cho sức khỏe răng miệng

Mặc dù tác dụng của kẽm không mạnh bằng florua khi giúp tăng cường độ bền của men răng, nhưng nó có thể giúp kiểm soát quá trình khử khoáng và thúc đẩy quá trình tái khoáng của răng, từ đó làm giảm nguy cơ bị sâu răng hoặc sâu răng tiến triển.

Một đặc tính quan trọng khác của kẽm đối với sức khỏe răng miệng là hỗ trợ chữa lành các vết thương ở miệng. Kẽm giúp chống lại các mảng bám hình thành xung quanh răng. Chảy máu nướu răng sẽ được chữa lành nhanh hơn nếu được bổ sung kẽm đầy đủ vì kẽm giúp tăng cường hấp thu vitamin A. Nếu không có kẽm, cơ thể không thể vận chuyển vitamin A mà nướu răng cần để tự chữa lành một cách tự nhiên.

Tuy cơ thể chỉ cần một lượng kẽm rất nhỏ, nhưng kẽm lại tham gia vào rất nhiều các quá trình quan trọng và mang đến rất nhiều lợi tích cho sức khỏe. Cơ thể không tự sản xuất và lưu trữ được kẽm, do đó việc cung cấp kẽm hàng ngày từ chế độ ăn cũng như các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe là rất quan trọng.

Lưu ý khi lựa chọn các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung kẽm là nên chọn kẽm gluconate (loại kẽm mà cơ thể dễ hấp thu nhất) của các công ty dược nổi tiếng, để đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả thực sự.

Kẽm Gluconate Nhất Nhất

- Bổ sung Kẽm

- Giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng

NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

 

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại //