Giải đáp ngay thắc mắc “Trào ngược dạ dày có chữa được không?”

04-12-2021 11:38:04

Trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, ung thư thực quản,... Trào ngược dạ dày có chữa được không, có khỏi hẳn không?

Trào ngược dạ dày có chữa được không là thắc mắc của không ít người

Trào ngược dạ dày có triệu chứng gì?

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch ở dạ dày trào ngược lên thực quản và gây tổn thương cho các bộ phận mà dịch vị đi qua. Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ có cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, đau nóng rát khu bụng trên, đau ngay sau khi ăn, lúc nằm ngửa, hoặc khi cúi mình về phía trước, giảm đi khi đứng hoặc ngồi hơi ngửa về phía sau, hoặc giảm khi uống các loại thuốc chống acid.

Bên cạnh đó là các dấu hiệu buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, khó thở, họng mất cảm giác, luôn cảm thấy nuốt nghẹn như có dị vật, thường xuyên tái phát viêm họng, khản tiếng, sáng dậy giọng khàn đặc nhưng lại hết nhanh chóng.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Muốn biết trào ngược dạ dày có chữa được không, trước tiên cần hiểu nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày trong đó có 2 nguyên nhân chính là do sự bất thường ở thực quản hoặc do sự bất thường của dạ dày.

Do sự bất thường ở thực quản

Do cơ thắt dưới thực quản bị suy giảm chức năng, không đóng mở bình thường.

Do cơ hoành, bộ phận ngăn cách ổ bụng với phần ngực, bị thoái vị dẫn đến cơ hoành và cơ thắt dưới không hoạt động thống nhất, khiến acid dạ dày trào ngược lên.

Do sự bất thường của dạ dày

Do thức ăn không được tiêu hóa kịp, tồn đọng lượng lớn trong dạ dày và gây trào ngược lên.

Do áp lực tác động lên ổ bụng lớn khiến dạ dày hoạt động không bình thường.

Ngoài ra, trào ngược dạ dày có thể do một số nguyên nhân khác như thừa cân, chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Có nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày có chữa được không?

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày phụ thuộc lớn vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Theo các chuyên gia, trào ngược dạ dày thường có tỉ lệ tái phát bệnh cao và không dễ điều trị dứt điểm, nhưng nếu người bệnh thực hiện theo đúng phác đồ điều trị kèm theo việc thay đổi lối sống, thói quen ăn uống thì bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Trào ngược dạ dày bao lâu thì khỏi?

Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Nếu người bệnh tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và lối sống thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện, ít hoặc không tái phát.

Ngược lại, nếu việc dùng thuốc không liền mạch, không tuân thủ theo chỉ định, chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh thì không chỉ bệnh trào ngược dạ dày mà rất nhiều vấn đề sức khỏe khác cũng sẽ xuất hiện và ngày càng trầm trọng hơn.

Thay đổi lối sống

Một số thói quen sinh hoạt, ăn uống người bệnh cần thay đổi để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày đó là:

  • Người bệnh trào ngược dạ dày nên thay đổi tư thế nằm để đầu cao hơn khoảng 15-25cm, tránh cúi lâu, nằm ngửa ngay sau ăn từ 1 - 3 tiếng.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn, không mặc quần áo quá chật để giảm áp lực lên dạ dày - thực quản.
  • Tránh để bản thân bị áp lực, stress quá mức
  • Hạn chế ăn các chất béo, socola, tỏi, mỡ, rượu, bia, đồ uống có ga, các loại thức ăn chua, cay, nóng, thức ăn khó tiêu.
  • Nên ăn các loại thức ăn tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày như: bánh mỳ, sữa chua, các loại trái cây ít acid như táo, lê, chuối, các loại đạm dễ tiêu như thịt thăn lợn, thịt ngan, các loại cá.

Gối cao đầu để hạn chế trào ngược dạ dày

Điều trị bằng Tây y

Để điều trị trào ngược dạ dày, các chuyên gia thường áp dụng các phương pháp kiểm soát các triệu chứng, làm liền các tổn thương nếu có, kiểm soát và làm giảm nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân. Vì vậy việc dùng các thuốc ức chế bơm proton (PPI) nhằm giảm nhanh các triệu chứng, liền sẹo loét luôn được bác sĩ ưu tiên trong trong 2 - 4 ngày đầu điều trị.

Một số loại thuốc thuộc nhóm PPI đó là:

  • Omeprazole 20mg: giúp ức chế tiết acid mạnh, làm giảm các triệu chứng lâm sàng từ ngày đầu dùng thuốc. Tuy nhiên loại thuốc này có thể làm giảm acid kéo dài, gây tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, táo bón,...
  • Lansoprazole: giúp làm liền sẹo loét sau 8 tuần điều trị và giúp giảm vi khuẩn HP khoảng 21-43%. Thuốc cũng gây tác dụng phụ là nhức đầu, buồn nôn, đi ngoài.
  • Pantoprazole: giúp liền sẹo nhanh, ít tác dụng phụ hơn 2 loại thuốc trên
  • Rabeprazole: giúp ức chế tiết acid mạnh và gây tác dụng phụ là nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Esomeprazole: giúp ức chế tiết acid kéo dài và gây ít tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không có kết quả, người bệnh có thể được chỉ định làm phẫu thuật để tạo thêm 1 van dạ dày ở quanh phần thực quản, giúp chống trào ngược khoảng 80 - 90%.

Dùng thuốc Tây chữa trào ngược dạ dày có thể gây tác dụng phụ

Dùng thuốc Đông y cải thiện bệnh trào ngược dạ dày

Nếu như thuốc Tây y thường giúp cải thiện nhanh các triệu chứng nhưng lại đi kèm với một số tác dụng phụ thì thuốc Đông y lại mang đến hiệu quả lâu bền và lành tính hơn. Chính vì vậy xu hướng mới gần đây là lựa chọn thuốc Đông y trong điều trị các bệnh lý về dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày.

Theo quan điểm Đông y, trào ngược dạ dày là do chứng nghịch khí hình thành, nên thuốc Đông y thường giúp khí lưu thông, đồng thời giúp trung hòa dịch vị acid, giảm tình trạng viêm loét và cảm giác đau do trào ngược dạ dày gây ra.

Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp chữa bệnh dạ dày, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, tiêu biểu như bài hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.

Bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh trào ngược dạ dày có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

THUỐC DẠ DÀY NHẤT NHẤT

Nguồn gốc thảo dược

  • Trị viêm loét dạ dày, hành tá tráng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ.

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại //