Đi ngoài nhiều lần một ngày có phải đã mắc bệnh đường tiêu hóa?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng gặp phải hiện tượng đi ngoài nhiều lần một ngày. Liệu rằng đây có phải là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về đường tiêu hóa hay không?
Đi ngoài nhiều lần một ngày có thể do bạn gặp vấn đề sức khỏe
Đi ngoài nhiều lần trong một ngày có bình thường không?
Tần suất đi ngoài của mỗi người sẽ phụ thuộc vào hoạt động của nhu động ruột của họ. Mỗi người sẽ có thói quen đi ngoài khác nhau, có người mỗi ngày đi ngoài tới 3 lần nhưng cũng có người trong một tuần chỉ đi “nặng” 3 lần. Không có con số nào cụ thể quy định số lần đi vệ sinh mỗi ngày.
Thực tế thì tần suất đi tiêu sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, lối sống hay áp lực công việc. Theo dõi sức khỏe tổng thể sẽ quan trọng hơn là tính số lần đi ngoài mỗi ngày.
Nếu bình thường một ngày bạn chỉ đi ngoài 1 – 2 lần mà bị thay đổi đi nhiều hơn 3 lần một ngày thì cần để ý hơn. Hiện tượng này khi chỉ kéo dài vài ngày thì không quá đáng lo nhưng nếu xuất hiện liên tục thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc phải tình trạng bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị.
9 Nguyên nhân khiến bạn đi ngoài nhiều lần hơn bình thường
Một số nguyên nhân khiến bạn đi ngoài nhiều hơn
1. Chế độ ăn
Đi vệ sinh đều đặn là dấu hiệu tích cực cho thấy hệ tiêu hóa vẫn làm việc bình thường. Nhưng nếu như bạn vừa thay đổi chế độ ăn và bổ sung thêm nhiều loại trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt thì có thể thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tích cực hơn. Điều này là do các thực phẩm này giàu chất xơ – có vai trò lớn trong quá trình tiêu hóa.
Chất xơ giúp:
- Duy trì lượng đường trong máu
- Ngừa bệnh tim
- Cải thiện sức khỏe đại tràng
Ngoài ra, ăn thức ăn giàu chất xơ cũng làm tăng kích thước phân và làm mềm phân giúp phòng ngừa táo bón.
Uống nhiều nước cũng có thể khiến cho bạn đi ngoài nhiều lần một ngày.
2. Uống nhiều rượu
Rượu có thể khiến cho bạn đi ngoài nhiều hơn
Rượu có thể ảnh hưởng ngay tới tần suất đi tiêu. Đồ uống có nồng độ cồn cao có thể làm chậm quá trình tiêu hóa còn đồ uống có nồng độ cồn thấp lại khiến tiêu hóa nhanh hơn.
Đồ uống có nồng độ cồn thấp như bia hoặc rượu vang. Sau khi tiêu thụ loại đồ uống này, bạn có thể cần đi ngoài nhiều hơn và gấp hơn. Tình trạng này sẽ hết khi loại bỏ hết cồn ra khỏi cơ thể.
3. Áp lực
Gặp căng thẳng có tác động đáng kể tới chức năng và sức khỏe đường ruột. Hệ quả là tăng tốc độ di chuyển thức ăn qua đại tràng, trong khi căng thẳng kéo dài có thể dẫn tới nhu cầu làm rỗng ruột thường xuyên hơn dẫn tới tiêu chảy.
Khi bạn đang chịu mức độ căng thẳng đáng kể thì chức năng của cơ thể sẽ trở nên mất cân bằng làm thay đổi quá trình tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy hoặc táo bón.
4. Tiêu chảy
Định nghĩa bệnh tiêu chảy là khi đi ngoài nhiều hơn 3 lần mỗi ngày, phân lỏng có nhầy. Các triệu chứng khác đi kèm bao gồm:
- Đi ngoài gấp
- Mất kiểm soát nhu động ruột
- Đau bụng
- Buồn nôn
Tiêu chảy có thể do nhiễm vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy chỉ kéo dài trong khoảng 4 ngày. Người bệnh trong thời gian này nên bổ sung men vi sinh, uống thêm kẽm và nước điện giải để tránh bị mất nước.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng kháng sinh là một nguyên nhân dẫn tới đi ngoài nhiều hơn bình thường
Nếu gần đây bạn đang dùng thường xuyên loại thuốc mới hoặc có sử dụng kháng sinh thì sẽ tác động tới tần suất đi vệ sinh mỗi ngày. Bởi thuốc kháng sinh sẽ làm đảo lộn sự mất cân bằng bình thường của vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa. Các loại thuốc khác có thể kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Do đó, sau khi dùng thuốc bạn sẽ thấy mình đi ngoài nhiều hơn hoặc có triệu chứng tiêu chảy.
Thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc có thể làm thay đổi nhu động ruột trong suốt thời gian sử dụng. Tình trạng này sẽ hết sau vài ngày dùng hết thuốc.
Tuy nhiên nếu như bạn đã dừng thuốc mà vẫn chưa hết hiện tượng đi ngoài nhiều lần thì nên đi khám bác sĩ. Đặc biệt nếu có kèm theo các triệu chứng sau:
- Đau bụng
- Sốt cao
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Phân có mùi hôi hoặc có máu
6. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột – tình trạng bệnh tự miễn gây viêm nhiễm và khó chịu trong đường tiêu hóa. Bệnh làm ảnh hưởng khắp hệ tiêu hóa từ miệng cho tới phần cuối đại tràng. Tình trạng viêm của bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng sau:
- Đi ngoài quá nhiều lần trong một ngày
- Tiêu chảy nặng
- Phân có máu
- Lở miệng
- Đau bụng
- Ăn không ngon
- Sụt cân
- Mệt mỏi
- Rò hậu môn
7. Hội chứng đại tràng kích thích
Bệnh đại tràng kích thích gây đi ngoài nhiều lần và nhiều triệu chứng khác
Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng rối loạn tiêu hóa làm ảnh hưởng tới tần suất đi tiêu. Có một số yếu tố nguy cơ dẫn tới phát triển bệnh.
Mắc phải chứng đại tràng kích thích sẽ dẫn tới:
- Đầy bụng
- Đau quặn bụng
- Tiêu chảy, táo bón hoặc táo lỏng thất thường
- Đột ngột muốn đi tiêu
Nguyên nhân dẫn tới đại tràng kích thích hiện tại vẫn chưa được giải thích rõ ràng, tuy nhiên một số yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng bệnh:
- Tình trạng quá mẫn cảm của các dây thần kinh trong ruột
- Thức ăn đi qua ruột quá nhanh hoặc quá chậm
- Áp lực
- Di truyền
Một số loại thức ăn có thể kích hoạt tình trạng đại tràng kích thích bao gồm:
- Cà phê
- Đồ ăn có bơ sữa
- Nước giải khát có ga
Làm thế nào để ngừng được việc đi ngoài nhiều lần một ngày?
Khắc phục chứng đi ngoài nhiều lần sẽ cần phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh
Khắc phục chứng đi ngoài nhiều lần sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới chúng. Theo bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa của Trung tâm y tế Memorial Hermann The Woodland (Hoa Kỳ) nếu gặp triệu chứng này xuất phát từ căng thẳng, bạn nên tập trung điều trị chứng rối loạn lo âu và mất ngủ.
Ngoài ra, người bệnh nên tránh hút thuốc lá, hạn chế sử dụng caffein và rượu, đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng nhiều loại chất lỏng kể cả nước lọc, nước canh hay nước ép hoa quả.
Đối với chế độ ăn thì bạn nên lựa chọn thực phẩm ít chất xơ, thực phẩm mềm cho tới khi nhu động ruột trở lại bình thường. Bạn có thể tham khảo bánh quy, bánh mì, trứng, thịt gà, cơm trắng để bổ sung vào bữa ăn.
Nên tránh các thực phẩm làm từ sữa, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều gia vị cho tới khi đi ngoài bình thường.
Theo các chuyên gia, bạn có thể bổ sung thêm men vi sinh để tăng cường sức khỏe đường ruột. Nhưng tốt nhất nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân gây bệnh của mình để lựa chọn sản phẩm phù hợp và liều lượng cần thiết.
Kết hợp Đông và Tây y khắc phục đi ngoài nhiều lần do chứng đại tràng kích thích
Tình trạng đại tràng kích thích sẽ dẫn tới việc đi ngoài nhiều lần, phân táo lỏng thất thường và kèm theo đau quặn bụng khó chịu. Người bệnh có thể tham khảo kết hợp sử dụng thuốc Tây và Đông y để hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa tái phát.
Về Tây y, người bệnh có thể cần tham khảo sử dụng thuốc chống tiêu chảy để kiểm soát bệnh tiêu chảy; thuốc giảm đau để dịu cơn đau dữ dội. Bên cạnh đó, một số loại thuốc kê đơn cần có chỉ định của bác sĩ cũng như theo dõi trong khi sử dụng giúp ức chế tế bào thần kinh kiểm soát đường ruột.
Sử dụng thuốc Tây kéo dài có thể dẫn tới tác dụng phụ hoặc có tình trạng nhờn thuốc, chính vì thế xu hướng mới chính là kết hợp sử dụng cả bài thuốc đại tràng Đông y. Từ bài hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống sản phẩm giúp trị các chứng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… và đồng thời giúp làm khỏe niêm mạc đại tràng. Do từ các thảo dược tự nhiên nên thuốc Đông y có tác dụng chậm nhưng lâu dài ngừa bệnh tái phát.
Hiện bài thuốc đại tràng Đông y đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất hàng loạt dưới dạng viên nén tiện dụng. Tiêu biểu như Đại Tràng Nhất Nhất – sản phẩm có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤTCao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Hoạt thạch (Talcum) 75mg, Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 450mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 450mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 225mg, Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis) 300mg, Hoàng liên (Rhizoma Coptidis) 675mg, Mộc hương (Radix Saussureae lappae) 600mg, Ngũ bội tử (Galla chinensis) 450mg, Xa tiền tử (Semen Plantaginis) 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên. Tác dụng - Chỉ định: Tác dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống. Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống. Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói Trẻ em 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng. Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai. Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 20/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022 ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/dai-trang-nhat-nhat-tri-viem-dai-trang.html |