90% người Việt mắc thói quen xấu này, 'thủ phạm' gây tử vong hàng đầu
Tổ chức Y tế vừa đưa ra thông điệp kêu gọi người dân Việt Nam cần có hành động đối với việc lạm dụng muối ăn bởi phần lớn người Việt Nam tiêu thụ quá nhiều muối.
Người Việt đang ăn mặn gấp 3 lần so với khuyến cáo của WHO
Người Việt ăn 1 bát phở đã thừa muối cả ngày
Thông điệp mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dành cho người Việt đó là giảm lượng muối ăn sẽ giảm nguy cơ cao huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh tim mạch và đột quỵ, tránh làm các bệnh nặng thêm ở người suy tim, suy thận, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam.
Theo Zing news, điều tra năm 2015 cho thấy mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người Việt trong một ngày là 9,4 gam, trong đó nam 10,5 g và nữ 8,3 g, gấp 2 lần so với khuyến cáo của thế giới. Khoảng 90% người Việt ăn thừa muối.
Theo số liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 70% nguồn muối là từ muối, mắm và gia vị mặn cho vào thực phẩm khi chế biến thức ăn. 20% từ thực phẩm chế biến sẵn. Khoảng 10% từ muối có sẵn trong thực phẩm tự nhiên.
Cũng theo điều tra 2015, 89,2% người nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị, chế biến và nấu ăn, 70% thường xuyên trộn, chấm mắm, muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác với thức ăn trong khi ăn (muối trên bàn ăn).
Trả lời Vietnamnet, PGS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, người Việt ăn mặn do tập quán sinh hoạt, với đủ các loại mắm, cà muối, dưa muối... Lâu dần quen với khẩu vị đó. Người Hà Nội sử dụng khoảng 9g muối/ngày, người Nghệ An sử dụng 13g/ngày.
“Viện Dinh dưỡng đã đo trong một 1 bát phở, bún bình thường có tới 4-5g muối nên nhiều khi chúng tôi chỉ vớt phở ăn còn bỏ lại nước”, PGS Tuyên thông tin.
Ăn mặn làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ cho các bệnh tim mạch và đột quỵ
Những biện pháp đơn giản nhưng có thể giảm muối dễ dàng
WHO khuyến cáo mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối/ngày (tương đương một thìa cà phê, trong đó 2 gram đến từ thực phẩm tự nhiên, 3 gram đến từ gia vị) để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ, các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh không lây nhiễm khác.
Theo Trí thức trẻ, có nhiều cách để giảm lượng muối ăn được các chuyên gia khuyến cáo như không để nước mắm, nướng tương và muối trên bàn ăn. Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm, cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm muỗng cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.
Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, xúc xích, giò chả, các loại khô mắm, dưa muối và các thực phẩm chế biến sẵn.
Không thêm muối khi nấu. Không nên lạm dụng bột nêm khi nấu thức ăn và không nên thay thế muối i ốt để tránh thiếu hụt i ốt.
Khi ăn thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền chỉ nên nêm nửa gói gia vị vì lượng muối tương đương 5g là lượng muối trong một ngày và nên bổ sung rau vào bát mì để được đầy đủ chất dinh dưỡng và ngon miệng hơn.
Xem thêm video: Trẻ 10 tháng tuổi bị tím đùi, xước mặt sau khi từ trường mầm non về