6 dấu hiệu của bệnh gan ở giai đoạn sớm giúp can thiệp kịp thời
Gan là một tạng rất quan trọng của cơ thể và cũng rất dễ bị tổn thương. Có những dấu hiệu của bệnh gan ở giai đoạn sớm của bệnh có thể giúp can thiệp kịp thời cần lưu ý
Dấu hiệu của bệnh gan không khó để nhận biết
Dấu hiệu của bệnh gan thường rất mơ hồ nên khó phát hiện và khiến người bệnh chủ quan, nhiều trường hợp khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Theo thống kê của Bộ Y tế, trung bình 10 người lại có 1 người nhiễm virus viêm gan B. Có đến 22 ngàn ca tử vong vì ung thư gan mỗi năm. Viêm gan đã trở thành nguyên nhân thứ 3 gây tử vong, tạo ra gánh nặng bệnh tật rất lớn cho người bệnh và cho xã hội.
Chính vì thế, hãy tự cứu lấy mình bằng cách để ý những dấu hiệu bệnh gan ở giai đoạn sớm từ đó có những hướng điều trị đúng và kịp thời giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
6 dấu hiệu của bệnh gan ở giai đoạn sớm cần được chú ý
1. Mệt mỏi, chán ăn
Gan là cơ quan sản xuất và bài tiết mật, có vai trò quan trọng trong hệ tiêu quá. Đặc biệt, mật giúp nhũ hóa và cắt nhỏ chất béo giúp chúng có thể được tiêu hóa nhanh nhất. Trường hợp gan bị tổn thương, người bệnh sẽ có các triệu chứng thể hiện tương đối rõ ràng như buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng.
Ngoài ra, mệt mỏi và kiệt sức cũng thường được cho là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề về gan. Khi gan không khỏe mạnh, việc loại bỏ các độc tố trong máu sẽ không được hiệu quả. Một trong các phương pháp hay được các bác sĩ ở Anh thực hiện để xác định xem sự mệt mỏi này có phải do gan bị bệnh gây ra hay không, đó là phương pháp “Fatigue Impact Scale” (Phương pháp đánh giá Mệt mỏi quy mô khi bệnh nhân được trả lời một loạt các câu hỏi để đánh giá tình trạng và mức độ của mệt mỏi, từ đó ngoại suy ra các bệnh lý có thể tương ứng). Nó đánh giá tác động gây mệt mỏi của những hoạt động thể chất và tinh thần. Thường được sử dụng để đánh giá mức độ hồi phục của gan khi điều trị.
Tuy nhiên, dấu hiệu này thường bị bỏ qua và thường nhầm lẫn với các chứng bệnh khác ví dụ như suy nhược cơ thể. Do vậy, người bệnh cần tiếp tục theo dõi tình trạng mệt mỏi chán ăn của mình. Nếu tình trạng kéo dài trên 1 tuần thì cần sớm đi khám tại cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Phương pháp đánh giá mức độ mệt mỏi có thể được áp dụng để xác định mức độ tổn thương và phục hồi của gan khi điều trị
2. Hay quên, mất phương hướng
Được mệnh danh là nhà máy hóa chất của cơ thể, gan không chỉ có vai trò quan trọng trong các chu trình chuyển hóa mà còn kiêm thêm chức năng khử độc rất hiệu quả. Khi gan hoạt động kém, không thể loại bỏ hết các độc tố trước khi đổ vào máu, các độc tố (đặc biệt là amoniac) có thể tấn công vào hệ thống thần kinh, dẫn đến sự thay đổi về hành vi và trạng thái tinh thần.
Dấu hiệu bệnh về gan bị nhiễm độc bao gồm: Dễ xúc động, tâm trạng thất thường, giảm khả năng tập trung và tư duy, lơ mơ, trí nhớ kém, mất trí, mất nhận thức về phương hướng, ngất lịm, hôn mê sâu… Các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn theo từng cấp độ của bệnh.
Tương tự như trường hợp mệt mỏi chán ăn ở trên, dấu hiệu hay quên, mất phương hướng có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý rất thường gặp như thiểu năng tuần hoàn não. Do vậy, người bệnh cần chủ động theo dõi.
Tổn thương ở gan có thể dẫn đến tổn thương thần kinh
3. Ngứa, mề đay, mụn nhọt
Khi chức năng gan bị suy giảm, khả năng lọc và đào thải các chất cặn bã trong cơ thể bị yếu đi và sẽ tích tụ trong cơ thể gây nóng trong, ngứa da. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng ngứa da thường xuyên, bạn nên kiểm tra lại chức năng gan vì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh viêm gan.
Ngoài ra, có một số sản phẩm thuốc bổ gan, giải độc gan khi người bệnh mới sử dụng để dự phòng các bệnh lý về gan cũng có thể gặp trường hợp mẩn ngứa trong một thời gian ngắn ví dụ như thuốc Tonka của Dược phẩm Nhất Nhất. Trong trường hợp này, nếu người bệnh tiếp tục sử dụng sản phẩm một thời gian nữa thì mẩn ngứa lại mất đi và gan khỏe mạnh hơn. Điều này được giải thích do trong thời gian sử dụng thuốc, gan đã được thải độc qua da, từ đó dẫn đến mẩn ngứa.
Mẩn ngứa do gan có thể gặp khi sử dụng thuốc giải độc gan
4. Nước tiểu sẫm màu
Nước tiểu sẫm màu có thể có nhiều nguyên nhân như do uống không đủ nước hoặc đang sử dụng một loại thuốc nào đó (thuốc kháng sinh, chống viêm, xương khớp…). Tuy nhiên, nếu màu nước tiểu đậm hơn nhiều so với bình thường cộng thêm triệu chứng đại tiện phân có màu trắng, thì rất có thể là dấu hiệu bệnh gan.
Trong trường hợp này, người bệnh nên uống nhiều nước và tự theo dõi tại nhà trong 3-5 ngày. Nếu tình trạng không cải thiện thì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh lý ở gan và cần đi khám để điều trị sớm.
Nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu bệnh gan
5. Chướng căng vùng bụng
Chướng bụng là một trong những dấu hiệu bị bệnh gan rất rõ ràng. Nguyên nhân là do khi chức năng gan bị suy giảm, sẽ gây tích nước nhiều khiến bụng căng phồng. Ngoài ra, nó còn gây áp lực lên các cơ của vùng bụng, gây khó thở.
Tình trạng chướng căng vùng bụng có thể bị nhầm lẫn với các dấu hiệu tiêu hóa như ăn không tiêu hay do tổn thương dạ dày, đại tràng… nên cần được theo dõi cẩn thận. Trong trường hợp chướng bụng do gan có thể do bệnh lý rất nặng gọi là xơ gan cổ chướng. Do vậy, cần đi khám càng sớm càng tốt để sớm được chẩn đoán đúng nguyên nhân và tình trạng bệnh.
Chướng bụng có thể do tổn thương gan
6. Vàng da
Một dấu hiệu bệnh viêm gan dễ nhận biết nhất và thường là khi bệnh đã trở nặng đó là vàng da và tròng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Đây cũng được coi là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh gan, do gan không chuyển hóa và thanh thải được sắc tố mật có tên là bilirubin.
Khi chức năng gan bình thường thì lượng bilirubin tự do trong máu sẽ được gan chuyển hóa thành dạng kết hợp và thải ra ngoài. Khi chức năng gan suy giảm, lượng bilirubin tự do dư thừa nhiều trong máu, gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt này. Do vậy nếu tự nhận thấy da và mắt của mình trở nên vàng hơn bình thường, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để xác định mức độ tổn thương gan.
Vàng da là dấu hiệu bệnh gan rất đặc trưng
Phòng ngừa bệnh gan như thế nào?
1. Tiêm vaccine phòng bệnh
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa bệnh gan hiệu quả, giúp cơ thể được bảo vệ khỏi virus gây bệnh. Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh viêm gan A và viêm gan B. Đối với trẻ sơ sinh, nên tiêm cho trẻ 1 mũi ngừa viêm gan B ngay sau sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ. Đối với người lớn cần xét nghiệm xem bản thân đã nhiễm virus B hay có kháng thể chưa. Việc quyết định tiêm sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ.
2. Bảo vệ cơ thể khỏi hóa chất độc hại
Các loại hóa chất độc hại có thể xuất hiện trong nhiều trường hợp. Người bệnh có thể vô tình tiếp xúc phải khi phun thuốc trừ sâu, dùng thuốc xịt muỗi, mối mọt, côn trùng, dùng sơn xịt và các loại hóa chất khác. Để phòng ngừa bệnh gan do hóa chất cần bảo vệ cơ thể bằng cách đeo găng tay, khẩu trang chuyên dụng, mặc áo dài tay, quần dài, trang phục bảo hộ. Khi sơn, xịt hóa chất trong phòng cần đảm bảo phòng luôn thông gió thoáng khí.
Tiêm vacxin giúp dự phòng bệnh gan do virus hiệu quả
3. Dùng thuốc đúng cách
Chỉ dùng thuốc khi cần thiết, và cần dùng đúng liều và chỉ dẫn, kể cả thuốc theo toa hay không theo toa. Không uống thuốc với rượu hay có rượu bia trong người. Cần tham khảo bác sĩ khi muốn dùng thêm một loại thuốc điều trị bổ sung.
4. Hạn chế tiếp xúc với máu và dịch cơ thể người bệnh
Để phòng lây nhiễm virus viêm gan B và C, khi chăm sóc người bệnh cần cẩn thận với máu và dịch cơ thể từ người bệnh, đặc biệt là khi có vết thương hở. Không dùng chung các dụng cụ y tế đặc biệt là kim tiêm. Virus viêm gan A lây qua đường tiêu hoá nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn.
5. Chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế rượu bia
Thầy thuốc nhân dân Lê Văn Điềm - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, bia rượu được mệnh danh là “kẻ thù số 1” của gan và trở thành 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Khi rượu bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa và giải độc tại gan.
Nếu cùng lúc “dung nạp” quá nhiều rượu bia, gan không kịp sản xuất đủ lượng men giải độc sẽ khiến các chất cồn ứ đọng trong cơ thể, làm kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, sản sinh nhiều chất gây viêm có hại. Điều này làm hủy hoại tế bào gan và gây các bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Kẻ thù của gan là bia rượu
6. Sử dụng thuốc bổ gan Đông y thế hệ 2 – bổ gan, giải độc, tái tạo gan
Đông y có nhiều bài thuốc giúp điều trị bệnh gan. Tuy nhiên, không phải thuốc nào cũng có hiệu quả, nhất là các bài thuốc làm theo trong sách hoặc các bài trên internet. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc có hiệu quả thực sự, bài nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết bí truyền là một ví dụ.
Bài thuốc này giúp giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.
Nhờ công dụng kiện tỳ, nhuận gan, tăng cường khí huyết nên bài thuốc này giúp điều trị viêm gan, bảo vệ và tái tạo gan hiệu quả.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc gan Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc gan Đông y thế hệ 2 đã được nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả với Silymarin (thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh gan). Kết quả cho thấy, thuốc gan Đông y thế hệ 2 làm giảm các enzyme gan, cải thiện các triệu chứng bệnh gan tương đương với Silymarin.
Thuốc gan Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc thảo dược hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
TONKA là thuốc, không phải thực phẩm chức năng TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GAN Điều trị viêm gan, suy giảm chức năng gan với các dấu hiệu:
Tonka nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 86/2017/XNQC-QLD Tham khảo thêm tại website: Thuốc bổ gan Tonka hoặc Chuyên khoa gan |