Xác định nguyên nhân khiến hàng loạt học sinh nội trú bị viêm cầu thận, 2 anh em ruột tử vong
Trong vòng 3 tháng qua, hàng loạt học sinh tại xã Hạnh Dịch (huyện Quế Phong, Nghệ An) mắc viêm cầu thận bất thường, trong đó có 2 học sinh là anh em ruột đã tử vong.
Chiều 21/2, ông Trần Nguyên Truyền - phó phòng nghiệp vụ Y, Sở Y tế Nghệ An cho biết, phía Sở đã có báo cáo gửi Bộ Y tế, UBND tỉnh Nghệ An về việc 20 học sinh nội trú tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong nghi mắc bệnh viêm cầu thận cấp, trong đó có 2 học sinh là anh em ruột đã tử vong.
Trước đó vào sáng cùng ngày, Sở Y tế Nghệ An đã triệu tập cuộc họp Hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân khiến hàng loạt học sinh ở xã Hạnh Dịch bị suy thận.
Đã có 2 học sinh nhiễm viêm cầu thận tử vong
Theo báo cáo của Sở Y tế Nghệ An, từ tháng 11/2016 đến ngày 20/2/2017, trên địa bàn xã Hạnh Dịch có 20 học sinh bị chứng viêm cầu thận (17 học sinh THCS và 3 học sinh tiểu học), phải nhập viện điều trị. Trong đó có 2 trường hợp anh em ruột là Lô Văn Tuấn (7 tuổi) và Lô Văn Hiếu, 12 tuổi, trú bản Chăm Pụt, xã Hạnh Dịch đã tử vong.
Trong số 20 em học sinh mắc bệnh, có 16 em ăn bán trú, 4 em ăn ở nhà. “Có thể bệnh đã lây lan từ học sinh này sang học sinh khác vì các em bị mắc bệnh ở bậc THCS đều ở nội trú, ăn chung với nhau”, ông Thái phán đoán.
Ngày 20/2, Sở Y tế Nghệ An thành lập đoàn công tác gồm các bác sĩ của Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm y tế và Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Phong về xã Hạnh Dịch để lấy mẫu xét nghiệm.
Báo cáo của Sở Y tế Nghệ An về hàng loạt học sinh nhiễm viêm cầu thận
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết vi khuẩn này là một trong những tác nhân gây viêm họng ở trẻ nhỏ (5 - 15 tuổi), thường gây ổ viêm nhiễm ở họng, gây tổn thương tim, khớp, gây viêm thận cấp (do cơ chế miễn dịch) khi kháng thể của cơ thể sinh ra chống lại kháng nguyên của vi khuẩn tạo thành “hợp chất” lắng đọng trong thận.
uy nhiên, theo ông Phu, liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A thường không bùng phát thành dịch như vi rút, do đó việc cùng lúc có nhiều trẻ mắc bệnh do vi khuẩn này khá bất thường, cần được xét nghiệm chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh; xem xét các yếu tố liên quan đến điều kiện vệ sinh phòng bệnh: môi trường sống, chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, các bác sĩ cũng lưu ý, vi khuẩn này có thể điều trị bằng kháng sinh, do đó cần phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh nhân cần được sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều.