Vụ công an phường mặc quần đùi xử lý bán hàng rong: Không đúng trình tự
Ngày 1/8, trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoại clip dài hơi 1 phút ghi lại hình ảnh công an phường mặc quần đùi xử lý bán hàng rong gây bức xúc.
Ngày 1/8, trên các trang mạng xã hội xuất hiện đoại clip dài hơi 1 phút ghi lại hình ảnh người phụ nữ trung tuổi giằng co với nam thanh niên trẻ tuổi, mặc quần đùi áo cộc đi xe thùng biển xanh BKS 31A-7141. Sự việc được cho là xảy ra ở khu vực tuyến đường thuộc tổ 6 phường Phúc Lợi (Long Biên, Hà Nội).
Theo tìm hiểu, người phụ nữ trung tuổi là người bán hàng rong bị nam thanh niên trong đoạn clip thu đồ đạc. Sau khi người dân quay clip thanh niên mặc quần đùi áo cộc đi xe biển xanh bắt hàng rong và đăng tải lên các trang mạng xã hội.
Chứng kiến sự việc, người quay clip dừng xe xuống hỏi nam thanh niên: "Em làm cái gì đấy... Nhưng mà em ăn mặc như này không phải em là người thi hành công vụ rồi. Em ăn mặc như là đi chơi, anh rất là bức xúc...", người đàn ông quay clip nói.
Đáp lại, nam thanh niên trả lời rằng: "Em đang bảo vệ quyền lợi cho người dân... theo yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố..." và sau đó lái xe bỏ đi. Bình luận về clip trên, cư dân mạng tỏ ra khá bất bình về hành động của nam thanh niên mặc thường phục đi xe công vụ dẹp hàng bán rong trên.
Hình ảnh từ vụ việc. Nguồn: VTC News
Sau khi người dân quay clip và đăng tải lên các trang mạng xã hội, nhiều người cho rằng thanh niên này làm việc không đúng quy định. Liên quan đến vụ việc, lãnh đạo Công an phường Phúc Lợi xác nhận vụ việc xảy ra trên địa bàn và đã có biện pháp xử lý.
Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho Dân Việt hay rằng, hành động của người của chiến sĩ công an mặc quần áo cộc đi xử lý vi phạm hàng rong đã vi phạm quy định của pháp luật.
Cụ thể, chiến sĩ công an này có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 28 Thông tư 02/VBHN-BCA quy định về Điều lệnh nội vụ Công an Nhân dân do Bộ Công an ban hành, trong đó có nêu cụ thể về trang phục thường dùng của công an.
Như vậy, theo luật sư Tuấn Anh, đối với trường hợp nêu trên, khi thi hành công vụ chiến sĩ Công an nhân dân phải mặc đúng theo trang phục của ngành Công an nhân dân. Tuy nhiên, pháp luật cũng vẫn cho phép chiến sĩ công an nhân dân mặc thường phục trong một số trường hợp được quy định tại Điều 35 Thông tư 02/VBHN-BCA.
Theo luật sư Tuấn Anh, nếu chiến sĩ Công an nhân dân trong tình huống trên không thuộc các trường hợp được phép mặc thường phục theo Điều 35 Thông tư 02/VBHN-BCA thì đã vi phạm quy định của pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018.