Viêm thanh quản bị mất tiếng nguyên nhân do đâu và cách điều trị

10-03-2021 20:04:01

Viêm thanh quản bị mất tiếng là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm ở thanh quản ngày càng nặng, cần có các phương pháp chăm sóc tích cực.

 

Viêm thanh quản bị mất tiếng khi tình trạng viêm diễn ra nặng

Viêm thanh quản bị mất tiếng là bệnh gì?

Viêm thanh quản xảy ra khi thanh quản hoặc dây thanh bị viêm do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc nhiễm trùng. Viêm thanh quản có thể cấp tính (ngắn hạn), kéo dài dưới 3 tuần, hoặc có thể là mãn tính (dài hạn), kéo dài hơn 3 tuần.

Tình trạng viêm diễn ra ở thanh quản

Nhiều tình trạng có thể gây viêm dẫn đến viêm thanh quản. Tình trạng viêm tấy sẽ làm biến dạng âm thanh được tạo ra bởi không khí đi qua dây thanh. Kết quả là giọng nói trở nên khàn khàn. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh viêm thanh quản bị mất tiếng, giọng nói gần như không thể nghe thấy được.

Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản bị mất tiếng

Viêm thanh quản cấp tính có thể do:
  • Nhiễm virus, vi khuẩn
  • Căng dây thanh quản do nói to, la hét
  • Uống quá nhiều rượu bia
Viêm thanh quản mãn tính có thể do: 
  • Tiếp xúc thường xuyên, lâu dài với các hóa chất độc hại hoặc chất gây dị ứng
  • Trào ngược axit
  • Nhiễm trùng xoang thường xuyên
  • Hút thuốc hoặc ở gần những người hút thuốc
  • Thường xuyên phải nói nhiều  

 

 Nói quá nhiều trong thời gian dài có thể gây viêm thanh quản mãn tính 

  • Nhiễm trùng nấm men mức độ thấp do sử dụng khí dung thường xuyên để trị hen suyễn
  • Ung thư, tê liệt dây thanh âm hoặc thay đổi hình dạng dây thanh âm khi già đi 

Triệu chứng của viêm thanh quản bị mất tiếng

Bên cạnh việc bị mất tiếng, các triệu chứng phổ biến khác của viêm thanh quản bao gồm: 
  • Khàn, khô cổ họng
  • Liên tục nhột hoặc kích ứng cổ họng nhẹ
  • Ho khan

Viêm và phù nề nặng có thể gây mất giọng

Viêm thanh quản khàn tiếng có nguy hiểm?

Nhìn chung, viêm thanh quản bị mất tiếng ở người lớn có thể không nguy hại gì, nhưng với trẻ nhỏ lại cực kỳ nguy hiểm. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dễ bị viêm thanh quản nếu thường xuyên bị các bệnh viêm đường hô hấp trên và ở gần những đứa trẻ khác bị bệnh. Viêm thanh quản cũng có thể xảy ra nếu trẻ la hét hoặc hát nhiều. Viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường diễn biến khá nguy hiểm, do đặc điểm ở trẻ có hiện tượng phù nề dữ dội, trong khi kích thước đường thở lại nhỏ, chỉ bằng 1/3 so với người lớn, các tổ chức liên kết ở vùng này lại khá lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng và tử vong. Đôi khi quá trình viêm thanh quản cấp sẽ dẫn đến biến chứng viêm khí - phế quản, viêm phổi. 

Cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có các dấu hiệu khó thở, thở rít tăng dần ngay cả khi nằm yên, trẻ mệt mỏi nhiều, sốt cao trên 39oC, môi khô, lưỡi bẩn, chảy dịch ở tai, cơn khó thở do viêm thanh quản không giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà.

Cách điều trị viêm thanh quản bị mất tiếng

Nếu viêm thanh quản do virus, các triệu chứng thường biến mất hoặc cải thiện trong vòng một tuần. Trong trường hợp nguyên nhân do vi khuẩn, các bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng sinh, mặc dù dạng viêm thanh quản này rất hiếm.

Bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid để giúp giảm viêm. Đối với bệnh viêm thanh quản mãn tính, phương pháp điều trị tốt nhất là giải quyết được nguyên nhân như ợ chua, hút thuốc, uống rượu quá mức. 

Bên cạnh đó, một số biện pháp nên được áp dụng để giảm nhẹ các triệu chứng như:
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương để không khí trong phòng không quá khô, không gây kích ứng mũi họng.

Duy trì độ ẩm không khí để bảo vệ cổ họng của bạn

  • Uống nhiều chất lỏng
  • Tăng cường nghỉ ngơi, tránh la hét hoặc nói to
  • Hạn chế hút thuốc hoặc hít khói thuốc lá
  • Sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược 

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất có tác dụng tại chỗ, giúp hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng khó chịu tại cổ họng như: ngứa họng, ho, viêm họng, đau họng, khàn tiếng.

 Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

 

Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ: Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Thông tin chi tiết xem tại đây

 

DS. Phan Thị Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại //