Tuyển dụng giáo viên: Bài toán cũ cho chương trình mới
Sau 4 năm nữa, theo lộ trình, sẽ không còn giáo viên có trình độ cao đẳng tham gia thị trường lao động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới cũng sau 4 năm nữa sẽ thực hiện ở tất cả các bậc học. Nhiều thay đổi trong CTGDPT mới đòi hỏi sự thay đổi không chỉ về số lượng mà cả chất lượng trong đào tạo ở
Ảnh minh họa
Nhiều địa phương thiếu giáo viên
Vấn đề biên chế giáo viên lâu nay vẫn là một trong những khó khăn của ngành giáo dục vì không thể “tự quyết” theo nhu cầu mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Năm học 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên tại nhiều địa phương, việc tuyển dụng giáo viên cũng bị ảnh hưởng.
Ông Hà Thanh Quốc- Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam cho biết, với tình hình hiện nay, nhanh nhất cũng phải chờ hết học kỳ 1 năm học 2020-2021 mới có kết quả thi tuyển để bổ sung đội ngũ cho các trường.
Hưng Yên là một trong số các tỉnh trên cả nước thiếu nhiều giáo viên các cấp học, đặc biệt cấp mầm non và tiểu học đã khiến các nhà trường gặp khó khăn trong việc bố trí giáo viên.
Theo báo cáo của UBND tỉnh gửi Bộ GDĐT về việc điều chỉnh, bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tỉnh Hưng Yên năm 2019, trên cơ sở thực trạng về dân số, số trường, số lớp học, số học sinh và các quy định của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ thì toàn tỉnh còn thiếu trên 3,4 nghìn biên chế giáo viên các cấp học; trong đó, cấp học mầm non thiếu trên 2,3 nghìn biên chế, cấp tiểu học thiếu 689 biên chế.
Tại Nghệ An, Sở Nội vụ và Sở GDĐT tỉnh này cũng có văn bản tham mưu UBND tỉnh cho thêm 5.000 biên chế, trong đó cần 3.000 biên chế cho bậc tiểu học và 2.000 biên chế cho bậc mầm non năm học 2020-2021.
Tuy nhiên, số lượng này nếu tính theo tỷ lệ cũng chưa đạt tiêu chí đề ra, đặc biệt, khi hiện nay bậc mầm non của Nghệ An chỉ mới bố trí được 1,6 giáo viên/lớp (thay vì 2 giáo viên/lớp). Hiện nay, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành giáo dục Nghệ An là gần 50.000 người.
Tình trạng thiếu giáo viên vẫn diễn ra trầm trọng, đặc biệt là ở bậc mầm non và tiểu học. Vì vậy, ngành sẽ giảm tỷ lệ giáo viên ở bậc THCS xuống 1,8 giáo viên/lớp (hiện đang 2 giáo viên/lớp) để điều chuyển hoặc ưu tiên biên chế cho bậc tiểu học đảm bảo 1,4 giáo viên/lớp (hiện đang 1,3 - 1,35 giáo viên/lớp)…
Đây cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương. Song, điều đáng nói là, giáo viên thiếu nhưng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp. Đây là nghịch lý giữa đào tạo và tuyển dụng và cũng là “nút thắt” chưa được tháo gỡ.
Giải quyết bài toán biên chế
Theo Bộ Nội vụ, tình trạng dôi dư giáo viên hợp đồng là vấn đề diễn ra ở nhiều địa phương. Để giải quyết tồn đọng này, Bộ Chính trị, Thủ tướng đã có văn bản chỉ đạo các địa phương rà soát, cho chủ trương tuyển dụng đặc cách đi kèm điều kiện cụ thể.
Bộ Nội vụ đã có yêu cầu đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ chỉ đạo rà soát, tổng hợp danh sách giáo viên đã có có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước và căn cứ chỉ tiêu số lượng người làm việc là giáo viên (biên chế giáo viên) chưa sử dụng, để quyết định việc tuyển dụng đặc cách với nhóm đối tượng này theo chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.
Đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là giáo viên đang làm hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập, đã có thời gian ký hợp đồng lao động có đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, làm công việc giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước 31/12/2015, trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách là giáo viên đang làm hợp đồng lao động theo vị trí việc làm giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập, đã có thời gian ký hợp đồng lao động có đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, làm công việc giảng dạy tại cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn trước 31/12/2015, trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Tại Hội nghị trực tuyến ngành Giáo dục năm 2020 diễn ra mới đây, ông Hà Thanh Quốc- Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam cho rằng tiêu chí của Nghị định 140 là quá cao khi áp dụng đối với tuyển dụng đặc cách ngành sư phạm.
Bởi trên thực tế, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc mỗi trường chỉ có vài người. Đó là chưa kể có thêm tiêu chí giải Ba học sinh giỏi tỉnh hay giải Khuyến khích quốc gia trở lên. Vì vậy, để tuyển dụng được người giỏi cho nghề sư phạm, ông Quốc cho rằng, trong thi tuyển viên chức, cần phải có những câu hỏi mang tính chất phân hóa, làm sao để các ứng viên thể hiện được năng lực của mình, chứ không chỉ đơn thuần là những câu hỏi mang tính chất trả bài.
Ông Trần Văn Tân- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng đề xuất Bộ Nội vụ nên hạ thấp tiêu chuẩn, tiêu chí tuyển dụng để giải quyết khó khăn về nguồn tuyển. Cụ thể, Quảng Nam có 9 huyện miền núi nên tỉnh đề nghị Bộ có quy định mở áp dụng riêng đối với miền núi, khắc phục tình trạng số lượng đăng ký thi tuyển giáo viên thấp hơn chỉ tiêu tuyển dụng do khó khăn về nguồn tuyển. Theo đó, với vùng đồng bào dân tộc miền núi thì giáo viên của bậc học mầm non có trình độ trung cấp là được rồi, tiểu học nên là giáo viên có trình độ cao đẳng.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý TP Hà Nội mong muốn Bộ Nội vụ có hướng dẫn để đảm bảo việc giao đủ chỉ tiêu biên chế giáo viên đối với các cơ sở giáo dục công lập. Tham mưu với Chính phủ ban hành quy định về việc hợp đồng nhân viên làm công tác chuyên môn trong các cơ sở giáo dục khi thành lập mới hoặc khi có người nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác chưa kịp thời tuyển dụng.