Tổng hợp 6 bệnh đường tiêu hóa thường gặp có thể bạn chưa biết

25-05-2021 18:16:49

Bệnh đường tiêu hóa là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh cần đi khám bệnh mỗi năm. Tìm hiểu 6 bệnh đường tiêu hóa thường gặp, ảnh hưởng lớn sức khỏe và cuộc sống.

Chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa là rất phức tạp

Cấu trúc hệ tiêu hóa bao gồm:

  • Miệng
  • Thực quản
  • Dạ dày
  • Ruột non và đại tràng
  • Trực tràng và hậu môn

Đường tiêu hóa cũng kết nối với các cơ qua khác như: gan, túi mật và tuyến tụy.

Các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa thường gặp

Khi bị rối loạn tiêu hóa thì đối với từng bệnh sẽ có một số triệu chứng đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn người có bệnh về đường tiêu hóa sẽ gặp phải một số triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Khó chịu ở vùng bụng: đầy hơi, đau, đau quặn bụng
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Nôn và buồn nôn
  • Trào ngược dạ dày (gây ợ chua)
  • Tiêu chảy, táo bón (đôi khi cả hai dấu hiệu này)
  • Tình trạng phân bất thường
  • Mệt mỏi
  • Ăn không ngon miệng
  • Khó nuốt

Nếu như bạn thấy máu lẫn trong phân hoặc dịch nôn của mình thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Các nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh về đường tiêu hóa

Chế độ ăn thiếu chất xơ

Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa

Chất xơ thường có ở trong các loại rau củ quả rất quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa. Chúng giúp cho bạn ăn cảm thấy no và giúp hỗ trợ tiêu hóa một số loại thức ăn. Đối với hệ vi sinh đường ruột thì chất xơ hết sức quan trọng. Bởi chúng là môi trường sống cho hàng nghìn tỷ vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Chế độ ăn thiếu chất xơ kéo dài sẽ gây ra nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Bạn sẽ rất dễ bị tiêu hóa, đau bụng và thậm chí có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư ruột kết.

Tổng lượng chất xơ được khuyến nghị mỗi ngày đối với nữ giới là 25gram, nam giới dưới 50 tuổi là 38gram. Còn đối với người trên 50 tuổi thì có thể giảm lượng chất xơ là 21gram đối với nữ và 30 gram đối với nam.

Chất xơ có nhiều trong các loại thực phẩm như: trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.

Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần mà còn gây ra các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột. Các nghiên cứu khaa học đã chỉ ra mối liên quan giữa đường tiêu hóa và não bộ. Cả hai bộ phận luôn giao tiếp hai chiều – luôn gửi thông điệp cho nhau – đó là lý do tại sao ruột có nhiều tế bào thần kinh hơn toàn bộ tủy sống.

Bị căng thẳng kéo dài khiến bạn dễ gặp phải một số vấn đề về đường tiêu hóa như: chán ăn, chướng bụng, đau quặn bụng và mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Không uống đủ nước

Nước được coi là cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa vì khả năng làm sạch hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nước giúp làm mềm phân giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Đối với chức năng tiêu hóa thức ăn, nước giúp phân hủy thức ăn, giúp hệ tiêu hóa hấp thu chất dinh dưỡng nhanh và hiệu quả hơn. Nếu bạn không uống đủ nước sẽ dẫn tới nguy cơ gặp đủ các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Bạn có thể tăng lượng nước trong ngày bằng cách uống thêm cà phê không đường, trà hoặc nước có gas (không nên uống đồ uống có đường) để đảm bảo uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày.

Bổ sung quá nhiều sữa và các thực phẩm từ sữa

Bổ sung quá nhiều sữa có khả năng gây đầy hơi, khó tiêu

Sữa được coi là thực phẩm khá mới so với chế độ ăn uống của con người. Do sữa không hề được tiêu thụ trong hơn 200.000 năm đầu tiên có sự tồn tại của loài người. Sữa và một số thực phẩm từ sữa (bơ, phô mai) thường chứa chất béo và protein khó tiêu hóa. Vì thế nếu uống quá nhiều sữa và ăn nhiều các sản phẩm từ sữa có khả năng gây ra đầy hơi, khó tiêu, táo bón và đau quặn bụng.

Chế độ sinh hoạt không khoa học

Không tập thể dục thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như đường tiêu hóa. Đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyến cáo bạn nên kết hợp tập thể dục và thay đổi chế độ dinh dưỡng để tránh gặp phải các bệnh về đường tiêu hóa.

Tuổi tác tăng lên

Lão hóa là một quá trình không thể tránh khỏi và tuổi tác thêm một yếu tố khác gây ra rối loạn tiêu hóa. Khi tuổi tác tăng lên, các tuyến tiêu hóa giảm hoạt động, ảnh hưởng đến nhu động ruột, trào ngược dạ dày thực quản và dễ mắc phải một số bệnh đường tiêu hóa. Nguy cơ phát triển các bệnh ung thư liên quan tới hệ tiêu hóa cũng tăng khi tuổi tác tăng lên.

Yếu tố di truyền

Một số rối loạn tiêu hóa là bệnh tự miễn có liên quan tới gen di truyền. Một số bệnh dễ bị di truyền như: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh celiac và một số bệnh về gan.

Tổng hợp 6 bệnh về đường tiêu hóa phổ biến

1. Tiêu chảy mạn tính

Tiêu chảy mạn tính là bệnh đường tiêu hóa khi bị đi ngoài phân lỏng, có nhầy

Tiêu chảy mạn tính là một bệnh đường tiêu hóa mà người bệnh đi ngoài phân lỏng, nhầy kéo dài quá 4 tuần. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng tỷ lệ người mắc tiêu chảy mạn tính ở Mỹ là 6.6%. Ăn nhiều đường, thừa cân béo phì thường dẫn đến tình trạng này.

Tuy nhiên tiêu chảy mạn tính cũng là hệ quả của một số loại bệnh đường tiêu hóa khác như: bệnh celiac, không dung nạp thức ăn, dị ứng đồ ăn, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Cách xử lý: Bác sĩ sẽ chọn phương án điều trị tốt nhất dựa trên nguyên nhân cơ bản gây tiêu chảy. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, thuốc steroid, thuốc giảm đau, ức chế miễn dịch, thuốc trị tiêu chảy và các loại thuốc kê đơn khác. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng của tiêu chảy mạn tính.

2. Táo bón

Táo bón là một bệnh tiêu hóa gây đi tiêu khó, phân khô cứng và có thể đau đớn. Thường đi tiêu ít hơn ba lần mỗi tuần gọi là táo bón. Đây là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất.

Dù có một số ít người bị táo bón do bệnh lý hoặc viêm gây ra, phần lớn người bị táo bón là do ăn ít chất xơ hoặc ít nước. Uống một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây ra táo bón.

Tất cả những nguyên nhân kể trên dẫn tới việc vận chuyển phân qua đại tràng chậm hơn khiến chúng có xu hướng nằm trong trực tràng lâu khiến phân cứng và to hơn. Khi bị táo bón, người bệnh thường có xu hướng phải “rặn” khi đi ngoài, vì thế táo bón có thể gây ra bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn.

Cách xử lý: Trong nhiều trường hợp, táo bón sẽ được điều trị bằng cách:

  • Tăng chất xơ và nước trong chế độ dinh dưỡng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Không “nhịn” khi muốn đi tiêu

Nếu táo bón kéo dài, bạn có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm đau tạm thời. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng có khả năng hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, hãy thận trọng khi sử dụng thuốc kéo dài bởi nhiều mặt hại đem lại hơn là lợi ích.

3. Không dung nạp lactose

Trẻ nhỏ không dung nạp lactose dễ xảy ra hiện tượng tiêu chảy

Không dung nạp lactose là một dạng rối loạn trong hệ tiêu hóa của người không thể tiêu hóa hoàn toàn được lactose. Đây là một loại carbohydrate đơn giản có trong sữa của tất cả các loại động vật có vú và các sản phẩm làm ra từ nó. Nguyên do xuất phát từ mức độ thấp của một loại enzyme lactase, chịu trách nhiệm tiêu hóa đường lactose.

Triệu chứng không dung nạp lactose có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Biểu hiện dễ thấy là: tiêu chảy, đầy bụng, đau quặn bụng, đầy hơi.

Cách xử lý: Một số phương pháp điều trị chứng không dung nạp lactose bao gồm bổ sung enzyme giúp phân hủy lactose hoặc thay thế sữa thông thườn bằng loại sữa không chứa lactose.

4. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh về đường tiêu hóa thường gặp, thường là do nhiễm vi khuẩn Hp, gây ra các vết loét ở niêm mạc bên trong dạ dày và tá tràng. Thông thường, niêm mạc dạ dày được bảo vệ bởi dịch tiêu hóa với lớp chất nhày dày. Loét dạ dày xảy ra khi lớp bảo vệ này bị suy giảm. Ngoài nhiễm vi khuẩn Hp thì có một số yếu tố khác dễ gây ảnh hưởng tới lớp chất nhầy này gồm: nghiện rượu, dùng thuốc trong thời gian dài.

Viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng tới khá nhiều người. Triệu chứng nhẹ gồm: trào ngược axit dạ dày, nôn và buồn nôn, đầy hơi và nóng rát vùng thượng vị. Trong trường hợp bệnh nặng có thể gây ra nôn nhiều, nôn ra máu và đau dữ dội vùng bụng trên, phân đen.

Cách xử trí: Ngoài việc ăn chế độ dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần được khám và dùng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ. Tùy thuộc nguyên nhân mà người bệnh có thể được kê thuốc ức chế bơm proton, kháng sinh, men vi sinh hoặc thuốc chẹn thụ thể H2.

5. Viêm loét đại tràng

Viêm loét đại tràng là bệnh yêu cầu phải dùng thuốc kéo dài

Viêm loét đại tràng là một trong hai bệnh viêm ruột phổ biến, cùng với bệnh Crohn. Viêm loét đại tràng là do tình trạng viêm của lớp niêm mạc bên trong của đại tràng, trực tràng.

Các vết loét thường bắt đầu ở trực tràng và lan tới ruột già. Triệu chứng thường gặp khi bị viêm loét đại tràng là có máu trong phân, sốt, sụt cân và đau bụng.

Cách xử trí: Bác sĩ cần nội soi để chẩn đoán tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để ngăn chặn tình trạng viêm. Quá trình điều trị viêm loét đại tràng thường kéo dài và có thể phải duy trì uống thuốc suốt đời.

6. Hội chứng ruột kích thích (hay đại tràng co thắt)

Hội chứng ruột kích thích đôi khi còn gọi là đại tràng co thắt là nhóm bệnh đường tiêu hóa, gây ra đau bụng thường xuyên, đầy hơi và kết hợp với táo bón và tiêu chảy. Đại tràng co thắt xảy ra khi không có viêm nhiễm trong đường tiêu hóa và do nhiều yếu tố gây ra, gồm cả hệ vi sinh đường ruột bị kích thích.

Hội chứng ruột kích thích gây ra các triệu chứng khác nhau ở mỗi người, cũng có thể xảy ra ở thanh thiếu niên và ít gặp ở trẻ em. Một số có triệu chứng nhẹ nhưng đôi khi có người khác lại gặp triệu chứng nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách xử trí: Đối với người bị hội chứng ruột kích thích cần kết hợp điều trị và thay đổi thói quen hàng ngày. Ví dụ như:

  • Ăn chế độ ăn cân bằng, bổ sung đầy đủ chất xơ theo khuyến cáo
  • Tránh căng thẳng
  • Bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh để phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa

Các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… đôi khi xuất phát từ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó, bổ sung lợi khuẩn để thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột để giúp tiêu hóa tốt hơn là cực kỳ quan trọng.

Ngoài việc bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm như sữa chua, dưa muối... có thể lựa chọn bổ sung men vi sinh. Do trong men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng chống các bệnh đường tiêu hóa hiệu quả. Tiêu biểu như men vi sinh Bio Vigor với 100 triệu bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii (dạng bào tử lợi khuẩn được WHO khuyên dùng).

Men vi sinh Bio Vigor có cả hai dạng bột và viên nang, bạn có thể dễ dàng chọn mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Men vi sinh

BIO VIGOR®

Bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ lập lại hệ vi sinh đường ruột

Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa

Chú ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính).

Thông tin chi tiết xem tại: Men Bio Vigor

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột Bio Vigor: 2126/2020/XNQC-ATTP

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo Viên nang cứng Bio Vigor: 01681/2019/ATTP-XNQC

 

 

Đào Tâm
Theo Giáo dục & Thời đại //