Tại sao phụ nữ sau mãn kinh cần phòng ngừa nhồi máu cơ tim?

30-08-2019 13:41:14

Bệnh tim hiện nay là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ chết vì bệnh tim thậm chí nhiều hơn cả các chứng ung thư vú hay ung thư tử cung.

Lý do khiến phụ nữ sau mãn kinh cần phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim

Phụ nữ sau mãn kinh gặp nhiều nguy cơ nhồi máu cơ tim hơn bình thường

Tại sao như vậy? Chính nội tiết tố estrogen đã bảo vệ phụ nữ chống lại bệnh tim trước thời kỳ mãn kinh; vào độ tuổi mãn kinh, tỷ lệ mắc bệnh tim ở phụ nữ tăng vọt do hệ quả từ việc mất estrogen.

Estrogen ảnh hưởng tích cực đến lớp bên trong của động mạch, tăng tính đàn hồi, sự linh hoạt của mạch máu, giúp mạch máu co bóp và tống máu tốt hơn. Vào thời kỳ tiền mãn kinh và sau mãn kinh, cơ tim và mạch máu (mạch vành tim) trở nên cứng và kém đàn hồi, làm giảm co bóp và tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim.

Mặt khác, thiếu estrogen cũng góp phần làm tăng fibrinogen, gây hình thành cục máu đông, tắc nghẽn mạch máu.


Estrogen là tên gọi rút gọn của 1 nhóm các chất hoạt tính

Ngoài ra, có nhiều sự thay đổi cơ thể phụ nữ sau mãn kinh để lại hậu quả lên hệ tim mạch, như: huyết áp cao; LDL-Cholesterol tăng lên trong khi HDL-Cholesterol giảm xuống, kèm theo tăng triglycerids trong máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu báo trước cơn nhồi máu cơ tim ở phụ nữ dễ bị bỏ qua!

Nếu như ở nam giới, cảm giác tức ngực, bị đè nén là dấu hiệu điển hình của một cơn đau tim, thì ở phụ nữ, cảm giác này hoàn toàn không giống. Ngoài ra, việc các triệu chứng đau tim ở nữ giới không điển hình hoặc dễ bị nhầm lẫn với những cơn đau lưng, đau khớp.

Sự căng thẳng quá độ trong công việc hoặc đơn giản chỉ là các dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh dẫn đến chị em khó phân biệt và nhận biết cơn đau tim.

Đồng thời, dây thần kinh tim ở nữ giới có sự khác biệt so với nam giới, ngưỡng chịu đau của nữ giới cũng cao hơn. Do vậy, các dấu hiệu báo trước cơn đau tim ở phụ nữ thường bị bỏ qua.


Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở nữ giới dễ bị bỏ qua

Dấu hiệu đau tim ở phụ nữ gồm một số triệu chứng đáng ngạc nhiên như:

  • Hơi thở ngắn, gấp, có thể kèm mệt mỏi
  • Vị trí đau: hàm, phía sau cổ, phía dưới cánh tay phải hoặc tay trái,  lưng (thường bị nhầm là đau khớp và viêm khớp)
  • Đổ mồ hôi (thường bị nhầm là bất ổn do thời kỳ mãn kinh)
  • Tim đập nhanh, hồi hộp
  • Ợ nóng, ợ hơi hay đau trong đường ruột
  • Nặng ngực, ở vị trí giữa 2 vú, có thể mô tả như bị ngộp thở, hoặc nóng rát; cũng có người mô tả là đau nhói, hoặc cảm giác như ngực bị ép chặt, hoặc cảm thấy tim đập rất mạnh như muốn ra khỏi lồng ngực
  • Nôn mửa
  • Mê sảng hoặc lú lẫn, không tỉnh táo, ngất

Liệu pháp thay thế hormon hoặc “estrogen thực vật” liệu có tác dụng?

Với nhiều người, nguy cơ nhồi máu cơ tim ở nữ giới sau mãn kinh tăng lên là do thiếu hụt estrogen, do vậy mọi người có xu hướng sử dụng liệu pháp thay thế hormon hoặc các “estrogen thực vật” (isoflavons từ đậu nành) để phòng ngừa.

Tuy nhiên, các chuyên gia không tìm ra lợi ích đáng kể của việc sử dụng liệu pháp hormon hay “estrogen thực vật” ở nữ giới, để phòng ngừa bệnh tim mạch sau mãn kinh. Đó là vì estrogen chỉ là một trong số nhiều nguyên nhân khiến nữ giới sau mãn kinh bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn.

Thuốc Đông y thế hệ 2 phòng ngừa nhồi máu cơ tim ở phụ nữ mãn kinh, sau mãn kinh

Thuốc Đông y đang được lựa chọn để phòng ngừa nhồi máu cơ tim lâu dài

Như vậy, liệu pháp hormon hay “estrogen thực vật” chỉ tác động một phần vào nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim ở nữ giới sau mãn kinh. Để biết được cách phòng tránh nhồi máu cơ tim hoàn toàn ở nữ giới sau mãn kinh, thuốc Đông y thế hệ 2 đang là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ, cả Đông y và Tây y.

Các thuốc Đông y thế hệ 2 làm bền thành mạch, tăng tính đàn hồi mạch máu, tăng co bóp mạch máu, giảm hình thành cục máu đông và tăng cường lưu thông máu, do vậy ngăn ngừa được nguy cơ nhồi máu cơ tim hiệu quả ở phụ nữ mãn kinh/sau mãn kinh.

Đặc biệt, do có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, và được sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, nên các thuốc Đông y thế hệ 2 tuyệt đối an toàn, không có tác dụng phụ, đã được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng diện rộng.

Duy Quỳnh
Theo Đời sống Plus/GĐVN //