Tại sao Nga lại chọn máy bay Tu-154 già cỗi để áp sát khu vực tuyệt mật của Nhà Trắng?
Máy bay Tu-154 thuộc Không quân Nga bay qua điện Capitol, Lầu Năm Góc và dinh tổng thống. Đặc biệt, máy bay Nga được cấp phép tiếp cận khu vực tuyệt mật trong không phận khu vực Nhà Trắng.
Thông tin về chuyến bay được CNN dẫn nguồn từ Không quân Mỹ hôm 9/8 cho biết, máy bay Tu-154 thuộc Không quân Nga bay qua điện Capitol, Lầu Năm Góc và dinh tổng thống, tiến hành phối hợp với sứ mệnh Mỹ trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời mở.
Đặc biệt, máy bay Nga được cấp phép tiếp cận khu vực tuyệt mật trong không phận khu vực Nhà Trắng. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga thống nhất với phía Mỹ về chuyến bay quan sát này, tuyến bay đã được thỏa thuận với các nhà chức trách Mỹ, và trên máy bay có đại diện của Không quân Mỹ.
Tu-154 của Nga bay trên khu vực an ninh của hàng loạt cơ quan Chính phủ Mỹ. Ảnh minh họa: Wikipedia
Theo Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Victor Murakhovski cho biết tất cả các chi tiết trong chuyến bay quan sát của máy bay Nga trên các mục tiêu của Chính phủ Mỹ đã nhận được sự đồng ý của cả hai bên.
Chuyên gia trên nêu rõ: "Chương trình này được thực hiện trong khuôn khổ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Thỏa thuận này xác định số lượng chuyến bay, trình tự bay, thậm chí các thông số kỹ thuật thiết bị có thể được cài đặt trên máy bay. Do vậy, các bên không có bí mật nào với nhau."
Ông Murakhovski cũng lưu ý rằng trong thời gian dài không ai thực hiện hoạt động như vậy trên các cơ sở của Chính phủ Nga. Theo chuyên gia này, các nước phương Tây trong những năm gần đây đang cố gắng thực hiện những chuyến bay như vậy trên khu vực Kaliningrad hoặc ở khu vực biên giới với Ukraine.
Máy bay Nga được cấp phép tiếp cận khu vực tuyệt mật trong không phận khu vực Nhà Trắng. Ảnh: AP
Tupolev Tu-154 (tên hiệu NATO Careless) là một máy bay chở khách ba động cơ tầm trung của Liên xô tương tự như chiếc Boeing 727 được thiết kế hồi giữa thập niên 1960. Tu-154 được thiết kế để hoạt động trên các đường băng không trải nhựa hay đường băng rải sỏi, và thường hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệt vùng Bắc cực nước Nga. Với thời gian phục vụ 45,000 giờ (18,000 vòng).
Tu-154 được phát triển để đáp ứng yêu cầu của Aeroflot thay thế chiếc Tu-104 sử dụng động cơ phản lực, và chiếc Antonov An-10 Ukraine cùng Ilyushin Il-18 sử dụng động cơ phản lực cánh quạt.
Các yêu cầu gồm khả năng chất tải 16-18 tấn (35,270-39,680 lb) trên khoảng cách 2,850-4,000 km (1,770-2,480 mi) khi bay với tốc độ 900 km/h (559 mph), hay tải trọng 5.8 tấn (12,790 lb) trên khoảng cách 5,800-7,000 km (3,600-4,350 mi) khi tay ở vận tốc 850 km/h (528 mph). Chiều dài đường băng cất cánh 2,600 m (8,530 ft) với trọng lượng cất cánh tối đa cũng được quy định.
Cận cảnh một chiếc Tupolev Tu-154. Nguồn: Pulkovospotter