Sai lầm khi hầm xương làm nước đục ngầu, kém thơm
Nước hầm xương trong veo, ngọt nước sẽ giúp bát phở hay nồi canh thơm ngon. Để làm được điều đó bà nội trợ cần tuyệt đối tránh 3 sai lầm này.
Không hớt bọt nổi lên khi nước hầm xương sôi lên
Ảnh minh họa
Bọt nổi lên bề mặt xương chính là protein kết tủa, các chất bẩn và máu dư trong xương. Hớt bọt không chỉ giúp nước canh được trong mà còn loại bỏ các hoạt chất có hại ra khỏi món ăn.
Hầm xương với lửa quá lớn
Nhiều người có xu hướng hầm xương với lửa quá lớn để canh nhanh chín. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến nước hầm bị vẩn đục, xương bị khô, rau củ vẫn còn xơ cứng, giảm đáng kể hương vị của món ăn.
Nêm quá nhiều mì chính khi hầm xương
Ảnh minh họa
Mì chính là món ăn quen thuộc, giúp tăng hương vị món ăn, nhất là những món canh. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng sẽ khiến món canh mất đi vị ngọt tự nhiên của xương, đồng thời gây hại cho sức khỏe của gia đình bạn.
Cách sơ chế xương giúp món canh hầm ngọt nước, giàu dinh dưỡng
Sườn chặt khúc vừa ăn, rửa qua cho sạch tạp chất, vi khuẩn bám bên ngoài sườn bằng vòi nước.
Ảnh minh họa
Cho sườn vào 1 cái bát lớn và 1 lượng nước muối pha loãng thích hợp ngâm trong vòng 30 phút để khử mùi tanh rồi rửa sạch lại với nước để loại sạch máu thừa, đồng thời giữ được chất dinh dưỡng, giúp canh sườn thơm ngon, ngọt nước.
Sau đó bắt đầu hầm xương bằng nước sôi với lửa nhỏ trong vòng 1 tiếng. Khi sườn chín mềm thì cho củ quả vào rồi mới cho muối. Cho muỗi và lúc này sẽ giúp nước canh được trong hơn. Đồng thời, cũng có thể chiên sơ qua củ quả, để rau củ không bị bở nát, đảm bảo được độ trong và ngon của nước dùng.