Phương pháp giải cảm nhanh cho bé từ siro thảo dược hiệu quả
Cảm sốt là bệnh thường gặp nhưng thực tế nhiều mẹ vẫn lúng túng dẫn đến sai lầm trong giải cảm lạnh cho bé. Cùng tìm hiểu phương pháp giải cảm nhanh cho bé hiệu quả.
Tìm hiểu cách giải cảm nhanh cho bé bằng siro thảo dược
Mặc dù cảm sốt là bệnh thường gặp nhưng thực tế hiện nay nhiều mẹ vẫn khá lúng túng dẫn đến sai lầm trong việc giải cảm nhanh cho bé. Nhiều cha mẹ thắc mắc không biết khi nào nên dùng thuốc và dùng dòng sản phẩm nào là phù hợp và an toàn. Hãy cùng xem theo dõi bài viết dưới đây để biết cách giải cảm nhanh cho bé.
Khi nào được sử dụng kháng sinh để giải cảm lạnh?
Cảm cúm là một bệnh hay gặp do virus cúm gây ra. Bệnh thường kéo dài khoảng 5-7 ngày với các triệu chứng như: Nhức đầu, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, sốt cao hoặc có thể bị nôn, tiêu chảy…
Mỗi khi bị cảm cúm việc đầu tiên bạn nghĩ đến là sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại bệnh. Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng kháng thuốc và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh khi đã bị nhờn thuốc cần phải sử dụng thuốc kháng sinh liều cao hơn loại trước đó, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ.
Lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở người bệnh
Nếu bị cúm nhẹ, có thể chữa trị ở nhà bằng cách uống nhiều nước, súc miệng nước muối kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu trong giai đoạn cảm cúm, bệnh nhân ho nhiều, tức ngực, khó thở cần đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời vì rất có thể người bệnh đã bị bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Tình trạng này hay gặp nhiều ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính, người làm việc với cường độ cao. Những bội nhiễm thường gặp là nhiễm trùng hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi làm bệnh kéo dài và việc điều trị cũng phức tạp, tốn kém hơn.
Trong trường hợp bệnh nhân bị cảm cúm thông thường, không bị bội nhiễm vi khuẩn thì không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Bởi lẽ, kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào đều có tác dụng phụ. Do đó, trong trường hợp cần thiết mới nên sử dụng. Nguyên tắc là chỉ dùng kháng sinh khi xác định nhiễm khuẩn. Còn lại, không nên lạm dụng loại thuốc này, tránh gây hại đến cơ thể.
Có hai sai lầm phổ biến nhiều người thường mắc phải. Một là, tự ý mua kháng sinh về dùng “vô tội vạ” khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở người bệnh. Sai lầm tiếp theo là “chậm trễ” trong việc sử dụng kháng sinh. Tức là, một số người có quan niệm, dùng nhiều kháng sinh sẽ “hại người” nên thường hạn chế dùng. Tuy nhiên, chính lo lắng quá mức này khiến nhiều người thường chủ quan không dùng kháng sinh ngay cả khi bệnh đã có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, phải sử dụng kháng sinh để ngăn chặn kịp thời. Sự chậm trễ này khiến việc điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn nhiều và gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng nặng.
Những biến chứng nguy hiểm khi bé không được giải cảm nhanh
Viêm tai
Khi trẻ bị cảm lạnh, việc ứ đọng dịch nhầy trong khoang tai giữa và sau màng nhĩ thường khiến bé bị ù và đau tai. Nếu mẹ không phát hiện và làm sạch vùng khoang tai của bé, các cơn đau tai sẽ xuất hiện nhiều hơn khiến bé nguy cơ bị viêm tai.
Viêm phế quản
Là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lý do là bởi triệu chứng ho có đờm của trẻ nhỏ, khiến hệ thống đường thở và phổi của trẻ nhỏ bị ảnh hưởng, xảy ra các tình trạng thở khò khè, khó thở thường xuyên.
Những biểu hiện để nhận biết khi bé đã bị viêm phế quản:
- Sốt nhiều hơn 5 ngày.
- Đau ngực khi ho, ho nhiều.
- Thở nhanh, nhịp thở gấp gáp, tim đập mạnh.
Viêm phổi
Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất, khi có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của trẻ. Lý do là vì dịch nhầy bị tích tụ quá nhiều ở phổi, vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm phổi. Với những dấu hiệu:
- Sốt trên 38 độ, liên tục trong hơn 5 ngày.
- Thường xuyên khó thở, thở nhanh, gắng sức và ho nhiều.
- Đau vùng ngực nhiều.
Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm nhất, khi có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của trẻ
Viêm xoang
Do vùng viêm nạc của trẻ nhỏ đang còn rất mỏng, khi bị cảm cúm vi khuẩn sẽ có dịp phát triển khiến vùn Những dấu hiệu nhận biết trẻ sắp có dấu hiệu viêm xoang:
- Chảy mũi nước đặc, xanh nhiều hơn 10 ngày.
- Thường xuyên đau đầu, đau vùng quanh hốc mắt, trán, má trên. Mặt phù nề , có bọng nước ngay quầng mắt.
- Xuất hiện nhiều ghèn.
- Sốt, mệt mỏi kéo dài, biếng ăn, lười vận động.
- Thường dùng miệng để thở, ho có đờm, đau ngực, niêm mạc rất dễ nhiễm trùng, kéo theo đó là nguy cơ viêm xoang.
Giải cảm nhanh cho bé bằng siro thảo dược
Bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin C sẽ giúp rút ngắn quá trình điều trị
Khi bị cảm cúm nhẹ, không bị bội nhiễm vi khuẩn, hoàn toàn có thể tự chữa tại nhà thông qua việc bổ sung dưỡng chất trong ăn uống hàng ngày và sử dụng siro thảo dược Fitenka. Trong đó, việc uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây giàu vitamin C sẽ góp phần rút ngắn quá trình điều trị bệnh. Hoặc bệnh nhân có thể bổ sung vitamin C thông qua các viên uống với liều dùng thường là 1g/ngày. Viên to (liều 500mg) nên uống 2 viên 1 ngày; viên nhỏ uống 10 viên 1 ngày.
Bên cạnh đó, trong Đông y cũng có nhiều bài thuốc chữa cảm cúm hữu hiệu có thể áp dụng ngay tại nhà khi có các dấu hiệu bị cảm cúm. Tuy nhiên hiệu quả của các bài thuốc này hầu hết đều chưa được nghiên cứu lâm sàng đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ nhỏ vì thế khiến phụ huynh có trẻ bị cảm lạnh khó khăn trong việc lựa chọn.