Phiền toái vì rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Đối với bé gái, một số trường hợp có thể bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì. Vấn đề bất thường này cần được cha mẹ lưu ý phát hiện để có biện pháp can thiệp phù hợp.
Tổng hợp các rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường gặp
Theo thống kê độ tuổi từ 8 – 13 là độ tuổi dậy thì của bé gái, đây là tuổi chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Trong giai đoạn này sẽ có nhiều sự thay đổi về cơ thể cũng như tâm sinh lý để chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời mới.
Vô kinh tiên phát
Độ tuổi dậy thì trung bình của bé gái
Theo các nhà khoa học, hiện tượng dậy thì của trẻ em ở các quốc gia khoảng chừng 13 tuổi. Tuy nhiên tuổi dậy thì cũng có thể thay đổi theo lối sống, nền văn hóa, sự tiếp cận của trẻ đối với các phương tiện thông tin và truyền thông đại chúng...
Ở nước ta, bé gái bắt đầu có xuất hiện kinh nguyệt trung bình khoảng 15,4 tuổi. Nếu đến tuổi 18 nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt thì được xem là vô kinh tiên phát – một tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường gặp.
Trường hợp này cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, tìm nguyên nhân và có chỉ định phương pháp điều trị phù hợp vì tình trạng vô kinh tiên phát có thể có hai trường hợp xảy ra là vô kinh tiên phát ở các thiếu nữ có các đặc điểm giới tính thứ phát nữ phát triển bình thường và vô kinh tiên phát ở các thiếu nữ có các đặc điểm giới tính thứ phát nữ không phát triển.
Nguyên nhân dẫn tới vô kinh tiên phát
Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Vô kinh tiên phát ở thiếu nữ có các đặc điểm giới tính thứ phát nữ phát triển bình thường.
Do các nguyên nhân khác nhau như:
- Bộ phận sinh dục nữ bất thường gồm: màng trinh không có lỗ, có màng chắn ngang âm đạo, không có âm đạo với triệu chứng đau vùng hạ vị mỗi tháng và có cảm giác đau tràn bụng dưới do bị ứ máu kinh trong tử cung, âm đạo.
- Rối loạn nội tiết tố trong các trường hợp: tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, nhược giáp trạng, cường giáp trạng, u tuyến yên có tăng prolactin huyết thanh...
- Bị mắc bệnh mạn tính gồm: suy tim, bệnh về máu, suy dinh dưỡng nặng...
- Có các hoạt động thể lực thái quá: thường gặp ở các vận động viên thể dục thể thao phải luyện tập nhiều và nặng nhọc.
- Có hiện tượng tinh hoàn nữ hóa với dấu hiệu thiếu nữ: có sự phát triển vú, mọc một ít lông nách và lông trên xương vệ như những thiếu nữ khác nhưng không có kinh nguyệt, thân hình cao lớn hơn bình thường, xét nghiệm có nhiễm sắc thể 46XY như ở con trai hoặc có đột biến gen trên nhiễm sắc thể X.
Vô kinh tiên phát ở thiếu nữ có các đặc điểm giới tính thứ phát nữ không phát triển:
Do nguyên nhân bất thường bẩm sinh của nhiễm sắc thể như bị hội chứng Turner vì thiếu một nhiễm sắc thể X, nhiễm sắc thể đó chỉ có 45XO. Trong trường hợp này, thiếu nữ có vóc dáng người thường thấp bé, hai buồng trứng teo nhỏ, tử cung nhi hóa như trẻ gái nhỏ. Nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm có thể điều trị bằng nội tiết tố để hỗ trợ sự phát triển và sau khi lập gia đình có thể làm thụ tinh nhân tạo từ trứng được hiến tặng của một người khác.
Chẩn đoán vô kinh tiên phát
Việc chẩn đoán vô kinh tiên phát ở thiếu nữ có phát triển hai tuyến vú ở các trường hợp vô kinh từ 18 tuổi trở lên:
- Nếu thấy gonadotrophin thấp là buồng trứng không phát triển,
- Nếu chromatin dương tính là có hiện tượng tinh hoàn hóa nữ,
- Nếu chromatin âm tính là bất thường giải phẫu bộ phận sinh dục nữ hoặc bị các bệnh nội tiết, bệnh mạn tính.
Kinh thưa
Trường hợp này xảy ra khi thiếu nữ có vòng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 40 ngày – trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường gặp. Nguyên nhân có thể bị mắc các bệnh mạn tính như: lao phổi, lao sinh dục, bệnh nhược giáp trạng hoặc cường giáp trạng, bị rối loạn tâm sinh lý, mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Ngoài ra còn có thể bị khối u buồng trứng, buồng trứng không phát triển thường gọi là hội chứng Tunner không hoàn toàn.
Cường kinh
Kinh nguyệt kéo dài ở tuổi dậy thì là hiện tượng cường kinh
Hiện tượng cường kinh ghi nhận khi thấy lượng kinh nguyệt hàng tháng ra nhiều và kéo dài nhiều ngày, chu kỳ vòng kinh nguyệt thường ngắn dưới 25 ngày.
Nguyên nhân gây ảnh hưởng do:
- Mắc bệnh về máu, thiếu máu,
- Có khối u âm đạo, khối u tử cung hoặc buồng trứng,
- Buồng trứng ở tuổi vị thành niên chưa hoạt động hoàn chỉnh,
- Chưa có hiện tượng rụng trứng đều, do đó dẫn đến thiếu nội tiết tố progesteron và thừa tương đối nội tiết tố oestrogen.
Đau khi hành kinh (Đau bụng kinh)
Tình trạng này thường hay gặp. Khi uống thuốc nội tiết tố để tránh thai hoặc khi có thai hay khi sinh con thì triệu chứng này sẽ giảm. Đặc biệt sau khi sảy thai thì triệu chứng này không giảm.
Vị trí đau khi hành kinh thường gặp ở vùng hạ vị, dưới rốn, có thể lan xuống trực tràng hoặc hậu môn, thắt lưng hay chi dưới. Thời điểm đau thường xảy ra ở những thiếu nữ đã có kinh nguyệt vài tháng đến vài năm.
Hiện tượng đau bụng kinh dễ gặp ở tuổi dậy thì khi mới có kinh nguyệt
Triệu chứng đau xuất hiện trước khi có kinh nguyệt và bớt dần khi máu kinh nguyệt ra nhiều. Các triệu chứng có thể kèm theo đau là nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi... Tính chất đau ghi nhận với dấu hiệu đau quặn từng cơn hoặc đau suốt ngày, đau thắt dữ dội cho đến khi tống xuất một mảnh trong và dai của máu ra khỏi tử cung. Hai trường hợp thường gặp là đau cơ năng khi hành kinh và bị bệnh lạc nội mạc tử cung.
Để giải quyết tận gốc tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì chìa khóa vàng chính là cân bằng nội tiết tố nữ. Khi nội tiết trong cơ thể cân bằng thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ tự động được điều hòa. AMANDA được sản xuất theo công thức Bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt gia truyền hiệu quả của dòng họ Hoàng. Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy hiện đại đạt chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.