Những thói quen ảnh hưởng nghiêm trọng đến 'sức khỏe' răng miệng
Ngoài việc quan tâm chăm sóc răng miệng, bạn cũng cần chú ý hạn chế và khắc phục những thói quen hàng ngày tiềm ẩn nguy cơ làm tổn thương răng rất lớn.
Ăn vặt vào ban đêm
Theo như kết quả của một cuộc nghiên cứu thực hiện năm 2010, những người có thói quen ăn vặt vào ban đêm thường bị mất răng nhiều hơn so với những người khác.
Ăn vặt vào ban đêm
Nguyên nhân là do ban đêm miệng của chúng ta sản xuất ít nước bọt hơn, mà nước bọt lại đóng một vai trò quan trọng trong quá trình làm sạch các mảng bám thức ăn ở răng.
Uống rượu trắng
Mọi người có thể ngại uống rượu vang đỏ vì sợ nó sẽ để lại vết bẩn trên răng ngay sau khi uống, và họ thay thế bằng rượu trắng. Tuy nhiên, rượu trắng xét về lâu dài lại tiềm ẩn nguy cơ làm hỏng hàm răng của bạn. Rượu trắng có tính axit cao, những axit này sẽ ăn mòn men răng, khiến răng dễ bị tổn thương nhất.
Nhai quá nhiều kẹo cao su
Nhai quá nhiều kẹo cao su có thể gây kích ứng lên khớp thái dương-hàm
Kẹo cao su không gây hại cho răng miệng, hơn nữa những loại kẹo có chứa xylitol còn có tác dụng phòng chống sâu răng. Tuy nhiên, nếu bạn nhai quá nhiều kẹo có thể gây kích ứng lên khớp thái dương-hàm, dẫn đến đau đầu, cổ, tai, và đau cơ mặt.
Cắn móng tay
Cắn móng tay là một thói quen xấu mà chúng ta nên từ bỏ ngay lập tức vì nó không những làm hỏng móng tay mà còn có hại cho sức khỏe răng miệng. Cắn móng tay làm cho răng hàm trên của bạn bị biến dạng, dần dần sẽ hình thành thói quen hay nghiến răng lúc ngủ.
Không dùng ống hút khi uống nước
Không dùng ống hút khi uống nước khiến răng bạn có nguy cơ bị sâu
Thói quen không dùng ống hút mỗi khi uống nước ngọt hay soda, mà uống trực tiếp từ cốc hoặc chai có thể khiến răng bạn có nguy cơ bị sâu về lâu dài do tiếp xúc trực tiếp với chất ngọt. Do đó, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn hãy tập thói quen uống nước bằng ống hút ngay hôm nay nhé.
Chải răng quá mạnh hoặc chải răng bằng bàn chải quá cứng
Chải răng mỗi ngày là một thói quen tốt. Tuy nhiên, nếu chải răng với lực quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải có lông quá cứng, lông bàn chải quá tưa thì sẽ làm tổn thương răng và nướu như mòn răng, ê buốt răng, tụt nướu… Vì vậy, chúng ta nên chải răng nhẹ nhàng với bàn chải có lông mềm.
Nghiến răng
Một số người có thói quen nghiến răng khi ngủ. Điều này có thể liên quan tình trạng căng thẳng hoặc hội chứng rối loạn giấc ngủ. Thói quen này có thể gây mòn răng, nứt răng, căng cơ, đau khớp thái dương hàm.
Nghiến răng có thể gây mòn răng, nứt răng, căng cơ, đau khớp thái dương hàm
Nếu chúng ta nhận thấy tình trạng nghiến răng thì cần để ý giữ 2 hàm răng ở trạng thái thư giãn không cắn chặt. Đối với những người bị nghiến răng khi ngủ cần đến bác sĩ để được điều trị với máng nhai để hạn chế các tổn thương cho răng và khớp.
Cắn vật cứng hoặc nhai đá lạnh
Việc cắn và nhai đá lạnh có thể gây ra tình trạng nứt, gãy răng và chấn thương răng.
Thức ăn, đồ uống có nhiều đường
Thường xuyên ăn thức ăn và đồ uống có đường dễ gây sâu răng
Dùng thường xuyên thức ăn và đồ uống có đường dễ gây sâu răng vì vậy, cần ưu tiên thức ăn và đồ uống ít đường
Thức ăn, đồ uống có vị chua
Việc sử dụng đồ ăn, thức uống chua (nồng độ axit cao ví dụ nước chanh…) có thể gây mòn răng, ê buốt răng. Tình trạng này nếu kéo dài và nghiêm trọng có thể dẫn tới việc phải điều trị tủy răng và phục hồi răng.