Những lưu ý trong quá trình điều trị vết thương hở mà bạn nên biết
Việc điều trị vết thương hở bao giờ cũng tồn tại nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành vết thương. Nắm rõ những yếu tố nguy cơ và quy trình chăm sóc vết thương đúng cách là điều vô cùng quan trọng.
Điều trị vết thương hở cần lưu ý những điểm gì?
MỤC LỤC
Định nghĩa vết thương và vết thương hở
Phân loại vết thương hở
Quá trình lành vết thương hở
Chăm sóc vết thương hở đúng cách
Giải pháp chăm sóc và làm lành thương lành tính hiệu quả
Định nghĩa vết thương và vết thương hở
Vết thương hở là một loại vết thương cấp tính thường gặp nhất, có nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao.
Khả năng làm lành của các vết thương hở có thể bị ảnh hưởng bởi tác động từ rất nhiều yếu tố, do đó quá trình chăm sóc cần đảm bảo đúng quy tắc.
Vết thương là gì?
Vết thương là bất kỳ sự tổn thương hoặc gián đoạn nào trên bề mặt da hoặc niêm mạc các cơ quan.
Đây có thể là kết quả của một chấn thương đột ngột; do phẫu thuật hoặc sự tiến triển chậm của một số bệnh lý mãn tính.
Một số tình trạng da liễu cũng có thể làm phát triển vết thương trên da, ví dụ như bệnh chàm hay vẩy nến.
Dựa vào thời gian tiến triển và làm lành, vết thương được chia thành 2 dạng chính: vết thương cấp tính và vết thương mãn tính.
Khi nào vết thương được gọi là vết thương hở?
Vết thương hở được định nghĩa là bất kỳ chấn thương bên trong hoặc bên ngoài khiến mô bên trong cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài, thường liên quan đến da.
Vết mổ, rạch, vết cắt, vết bỏng, các vết trầy hay rách da,…đều được gọi là vết thương hở.
Nó thường xảy ra do các tai nạn liên quan đến các vật sắc nhọn hoặc thô ráp cắt xuyên qua da, để lại chấn thương sau đó.
Hầu như tất cả mọi người đều ít nhất một lần có vết thương hở vào thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Trong hầu hết các trường hợp, vết thương hở có nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách.
Một người có thể gặp phải từ 1 tới nhiều vết thương hở trong suốt cuộc đời mình.
Phân loại vết thương hở
Dựa vào nguyên nhân gây vết thương, chúng ta chia vết thương hở thành các nhóm chính là:
Vết thương mài mòn
Là tổn thương để lại do da bị trầy xước khi cọ xát hoặc trượt trên bề mặt thô ráp.
Mặc dù không có chảy máu nhiều, nhưng loại vết thương này đòi hỏi phải làm sạch đúng cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Vết rách
Vết hở sâu hoặc một vết rách trên da thường liên quan tới tai nạn với các vật sắc nhọn như dao, máy móc và dụng cụ.
Vết rách da thường gây chảy máu đáng kể.
Avulsion
Avulsion là tình trạng mất hoàn toàn hoặc một phần của da và các mô bên dưới của nó.
Các nguyên nhân chính có thể là do tai nạn bạo lực như vụ nổ, nghiền nát cơ thể, động vật tấn công hoặc tai nạn xe cơ giới.
Vết thương thủng
Lỗ nhỏ trên da do một vật nhọn và dài như kim hoặc móng tay đâm vào được gọi là vết thương thủng.
Vết thương do dao hoặc đạn bắn có thể làm tổn thương các cơ sâu và các cơ quan nội tạng, và dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng.
Vết thương sau phẫu thuật
Vết thương phẫu thuật hay vết thương mổ là những vết cắt hoặc vết mổ sạch, phẳng trên da.
Vết cắt có thể được thực hiện bằng dao mổ trong quá trình phẫu thuật hoặc là kết quả của việc đặt ống dẫn lưu.
Kích thước của các vết thương mổ rất khác nhau, thường được đóng lại bằng chỉ khâu, đôi khi được để hở để hồi phục tự nhiên.
Các loại vết thương hở thường gặp
Quá trình lành vết thương hở
Khi có tổn thương trên da, một loạt các quá trình sẽ được kích hoạt nhằm giúp vết thương được hồi phục.
Các giai đoạn lành vết thương
Quá trình này được gọi là quá trình lành vết thương. Hầu hết các quá trình lành thương đều trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn đông máu và viêm
Giai đoạn biểu mô hóa và đóng nắp vết thương
Giai đoạn tái tạo các tế bào collagen và phát triển mô hạt
Giai đoạn lên da non
Các giai đoạn làm lành vết thương
Những dấu hiệu đánh giá tình trạng lành vết thương hở
Trong từng giai đoạn lành thương đều được đặc trưng bởi những biểu hiện khác nhau của vết thương.
Dựa vào các dấu hiệu này, chúng ta có thể xác định liệu vết thương đang lành lại bình thường hay có dấu hiệu nhiễm trùng không.
Vết thương lành bình thường
Đối với các vết thương được chăm sóc đúng cách và quá trình lành thương diễn biến bình thường, chúng thường có các đặc điểm: đang đóng vảy, sưng tấy, tăng trưởng mô hoặc đang hình thành sẹo.
Vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hoại tử
Tình trạng sưng đau do vết thương có xu hướng nặng hơn, lan rộng ra xung quanh kèm theo dấu hiệu: đau kéo dài; vết thương mưng mủ và có mùi hôi; chảy dịch liên tục
Nếu để lâu, nhiễm trùng có thể khiến các vị trí tổn thương hoại tử với các triệu chứng:
Đau nhức tăng dần, có thể kèm thêm tình trạng viêm, sưng nóng, lở loét.
Vết thương có mùi hôi tanh khó chịu.
Sốt, nếu sốt trên 38.5 độ trong 48 giờ cần đến bệnh viện ngay để được can thiệp kịp thời.
Chăm sóc vết thương hở đúng cách
Chăm sóc vết thương hở đúng cách bao gồm việc sơ cứu kịp thời, đúng kỹ thuật và các biện pháp giúp vết thương mau lành.
Hầu hết các vết thương đều có thể tự chăm sóc tại nhà trừ vết thương phẫu thuật, vết thương chảy máu nhiều và các vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng.
Sơ cứu vết thương hở
Sơ cứu vết thương cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh mất máu quá nhiều và tăng nguy cơ nhiễm trùng khi vết thương tiếp xúc với không khí quá lâu.
Các bước sơ cứu vết thương hở là:
Rửa tay bằng nước sạch với xà phòng.
Tháo đồ trang sức và quần áo xung quanh vết thương.
Đặt băng gạc vô trùng lên miệng vết thương, dùng lực ấn xuống để cầm máu.
Làm sạch vết thương để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn khỏi vết thương. Việc này cần được thực hiện nhẹ nhàng và thường xuyên khi tắm.
Kiểm tra xem vết thương có vật lạ và bụi bẩn không.
Nếu có thể, hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết thương để tránh nhiễm trùng.
Lau khô vết thương gạc vải sạch.
Băng vết thương lại bằng băng dính có gạc hoặc băng keo cá nhân.
Các bước sơ cứu vết thương đúng cách
Điều trị vết thương hở như thế nào
Tiêm phòng uốn ván có thể được khuyến cáo trong một số trường hợp chấn thương.
Phẫu thuật loại bỏ phần mô bị tổn thương được thực hiện dưới gây tê cục bộ.
Các vết hở lớn cần được đóng lại bằng ghim bấm hoặc chỉ khâu.
Giảm đau bằng thuốc paracetamol hoặc các thuốc giảm đau mạnh hơn tùy tình trạng vết thương.
Điều trị các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm đau, mưng mủ và sốt với kháng sinh nếu cần thiết
Phẫu thuật hoặc xạ trị để loại bỏ vết loét gặm nhấm do một loại ung thư da lành tính
Các kỹ thuật nong mạch vành có thể được thực hiện nếu quá trình lưu thông máu bị cản trở
Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như tất/vớ hỗ trợ vết thương theo chỉ định bác sĩ
Các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp mau lành vết thương
Quá trình lành vết thương là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố: bao gồm các yếu tố cơ địa và môi trường bên ngoài.
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình làm lành thương là:
Sự oxy hóa và sự cung cấp các chất dinh dưỡng
Chức năng miễn dịch của tế bào
Tuổi tác, sự béo phì, hút thuốc lá, stress
Các thuốc sử dụng và bệnh lý toàn thân
Nhiễm trùng vết thương
Điều kiện môi trường
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương và tăng tốc độ làm lành thương bao gồm:
Vệ sinh kỹ vết thương và thay băng hàng ngày
Tránh sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình lành thương tự nhiên
Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C. vitamin E
Không sử dụng kem, thuốc xịt hay dung dịch sát trùng lên vết thương mãn tính
Không rắc kháng sinh trực tiếp lên vết thương hở
Kiểm tra tình trạng vết thương thường xuyên
Quản lý các bệnh mãn tính nguy cơ như tiểu đường,
Từ bỏ thói quen xấu như sử dụng rượu bia thuốc lá, đi ngủ muộn, căng thẳng
Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cần thiết cho quá trình làm lành tổn thương
Vận động và tập thể dục thường xuyên để cải thiện lưu thông máu
Đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện ngay khi thấy vết thương có các triệu chứng sau: chảy máu, vết thương ngày càng đau, vết thương mưng mủ hoặc tiết nhiều dịch, và sốt để được điều trị kịp thời.
Tăng cường tốc độ làm lành thương bằng cách bổ sung kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương, tham gia vào mọi giai đoạn tiến triển lành thương.
Sự có mặt của kẽm là cần thiết để đảm bảo duy trì tính toàn vẹn của cấu trúc của da, tăng cường tái biểu mô, giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của vết thương.
Kẽm cần thiết để cơ thể sản xuất kháng thể và đảm bảo cho hoạt động bình thường của tế bào bạch cầu. Nguyên tố này còn tham gia và đóng vai trò quan trọng trong một số bước của quá trình đông máu.
Ngoài ra, kẽm là một trong những nguyên liệu tổng hợp protein và collagen, tăng sinh tế bào; tham gia chức năng miễn dịch và quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể.
Cơ thể không thể tự tổng hợp kẽm mà chủ yếu nhận từ môi trường bên ngoài thông qua thực phẩm.
Một số loại thực phẩm được khuyến khích ăn nhiều để bổ sung kẽm như: hải sản có vỏ, các loại thịt đỏ, các loại cá, sữa và các loại hạt...
Một cách khác để có thể bổ sung kẽm nhanh chóng, tối ưu là sử dụng viên uống bổ sung kẽm có sẵn trên thị trường. Kẽm thường được cung cấp dưới dạng ZinC gluconate phổ biến hơn cả do dễ uống và khả năng hấp thụ tốt hơn ZinC sulfate, ZinC Picolinate…
ZINC GLUCONATE NHẤT NHẤT
Thành phần (trong 1 viên nén): |