Những loại thực phẩm không nên ăn cùng trứng kẻo 'hại đủ đường'

24-09-2020 14:40:08

Có một số thực phẩm nếu ăn cùng trứng không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn mà còn khiến sinh bệnh. Do đó bạn cần phải biết những điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình.

Không ăn trứng kèm sữa đậu nành

Nhiều người hay có thói quen kết hợp ăn trứng gà và uống sữa đậu nành vào mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng thì trứng và đậu nành không nên kết hợp với nhau. Lý do là bởi trong sữa đậu nành có chứa trypsin, khi kết hợp với protein trong trứng gà sẽ khiến cơ thể con người chỉ hấp thụ phần xơ, làm giảm đi nhiều chất dinh dưỡng khác.

Không ăn quả hồng ngay sau khi ăn trứng

Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Sau khi ăn 1 – 2 giờ bạn có thể bị nôn mửa. Khi đó cần uống ngay lập tức dung dịch bao gồm 20g muối và 200ml nước sôi.

Nếu bạn không nôn, bạn cần phải uống nhiều lần để thúc đẩy nôn mửa. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước ép gừng tươi hòa lẫn với nước ấm. Sau đó bạn vẫn cần phải uống thuốc nhuận tràng để đào thải những chất độc hại trong cơ thể. Cần tránh tuyệt đối khi kết hợp hai loại thực phẩm này.

Không uống nước chè khi ăn trứng

Nhiều người thường mắc phải sai lầm này, thường uống nước chè sau ăn trứng để át đi vị tanh. Tuy nhiên đây là cách uống sai lầm. Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tch trữ phân trong ruột - nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa, óc lợn không nên ăn cùng trứng

Không nên ăn thịt ngỗng, thịt thỏ ngay sau khi ăn trứng vì thịt thỏ, thịt ngỗng có tính hàn, protein trong trứng cũng tính lạnh khi ăn cùng nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.

Việc ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là những người mệt mỏi, cảm lạnh càng không nên ăn. Đối với phụ nữ mang thai, tiêu hóa kém đôi khi cũng không phù hợp để ăn. Ngoài ra, dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.

Không ăn tỏi với trứng

Tỏi thường được coi là gia vị cho món trứng rán. Tuy nhiên, theo BS. An Thị Kim Cúc, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, thì khi tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi.

Không thêm bột ngọt, xì dầu vào trứng

Đây là một sai lầm nghiêm trọng mà nhiều bà nội trợ vẫn mắc phải khi chế biến. Thậm chí, để làm tăng sự thơm ngon cho món trứng, nhiều bà nội trợ còn cho thêm xì dầu hay bột ngọt. 2 gia vị này nếu được nấu chung với trứng ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất gây phá hủy thành phần amino acid hữu ích sẵn có trong trứng.

Bên cạnh đó, trong xì dầu còn có chứa chất trypsin và nếu khi kết hợp với lòng trắng trứng sẽ làm giảm nhiều giá trị dinh dưỡng của trứng. Điều này lại không tốt cho cơ thể con người bởi sự hấp thụ ít các dưỡng chất mà trứng mang lại. Vậy nên một chút muối trắng rắc lên trứng sẽ đảm bảo tăng thêm hương vị món ăn lại giữ được chất dinh dưỡng cần có của trứng.

Không ăn trứng đã chín để qua đêm

Thông tin trên báo VnExpress, nếu trứng được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.

Không ngâm trứng trong nước lã

Nhiều người sau khi luộc trứng gà thường cho chúng vào một bát nước lã để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, trứng tươi vốn có một lớp màng bảo về ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng không còn lớp màng này.

Không uống thuốc sau khi ăn trứng

Ai cũng biết trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Việc này sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa. Do đó, bạn cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Nhất là nếu như bạn đang bị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc tiêu chảy thì phải ngừng ăn trứng gà.

Không ăn quá nhiều trứng mỗi ngày

Trong trứng có rất giàu protein và chất béo, vì vậy việc ăn quá nhiều trứng trong ngày sẽ dẫn tới tình trạng thừa chất, làm tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Việc ăn trứng cũng bổ sung thêm lượng calo nhưng với một cơ thể không thể vận động nhiều để đốt calo lại dẫn đến tình trạng ngược lại, đó là thừa cân, béo phì.

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng rằng, với người ít lao động chỉ nên ăn 1 – 2 quả trứng/ ngày. Người thường xuyên phải lao động nặng có thể ăn 2 – 3 quả trứng/ ngày. Phụ nữ mang thai, người ốm yếu cần phục hồi thể trạng được phép ăn từ 3 – 4 quả trứng/ ngày nhưng lưu ý không nên lạm dụng quá đà.

Nguyệt Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN //